Trong xã hội phát triển ngày nay thì mạng lưới điện dân dụng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Dù ở lĩnh vực nào, sản xuất gì thì đều cần sử dụng điện. Và ở khu vực nào có mạng lưới điện phát triển thì ở đó sẽ phát triển theo. Cụ thể như: trong các thành phố lớn sẽ phát triển hơn những khu vực nông thôn. Những địa bàn hẻo lánh, xa xôi. Vậy điện dân dụng dụng là gì? Vai trò, đặc điểm và có những loại dân dụng điện nào? Để giải quyết được những thắc mắc trên thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nha.
Điện dân dụng là gì?
Điện dân dụng hay còn được gọi là các thiết bị điện dân dụng. Là những thiết bị có thể tiếp nhận và sử dụng được những nguồn điện để giúp cho những bộ máy có thể hoạt động được. Cũng như là có thể vận hành và làm việc được với công việc liên quan đến nguồn điện áp. Ngoài ra, người dùng còn có thể điều chỉnh được máy móc. Thay đổi được các hoạt động chính của các mạng lưới điện hoặc những thiết bị điện đó.
Ngoài ra, điện dân dụng được xem là một nghề đặc trưng. Trong đó thì nó gồm những bước khác nhau như: sản xuất, sữa chữa, lắp đặt các thiết bị liên quan đến điện năng. Những thiết bị đèn có thể thắp sáng. Đồng thời thì loại điện này cũng phục vụ nhu cầu xây dựng. Hệ thống sản xuất với quy mô nhỏ và quy mô lớn khác nhau.
Và ở Việt Nam hiện nay thì loại điện này đang được sử dụng rất phổ biến và đa dạng. Nó được lắp đặt ở nhiều công trình khác nhau từ những nhà dân, công trình , xí nghiệp… Và nguồn điện áp thông dụng được sử dụng chính là dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều. Hồm 1 pha hoặc là 3 pha, có số vôn quy trình lên đến 110V – 380V.
Vai trò của điện dân dụng trong đời sống.
Điện dân dụng hiện nay được xem là một nghề vô cùng quan trọng. Và nó trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Và mỗi lĩnh vực dân dụng thì nó lại đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt, sản xuất tự động hóa.
- Nghề điện có một vai trò là cung cấp và có thể thực hiện các thao tác. Nhằm mục đích phục vụ được đời sống, sinh hoạt và lao động sản xuất của người dùng.
- Ngành nghề này đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhanh được quá trình tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của một đất nước. Ngoài ra, với việc có một mạng lưới điện lớn; nó còn giúp cho nền kinh tế được phát triển, nguồn thu nhập được tăng lên.
- Việc sử dụng nguồn điện phổ biến hiện nay thì nó là một nhân tố quan trọng. Trong việc tạo nên những công trình xây dựng. Và trong cuộc sống hàng ngày thì không thể thiết bị điện tử, đồ dùng sinh hoạt, được lắp đặt trong công trình xây dựng…
- Khi lắp đặt một mạng lưới hoàn chỉnh thì nó giúp truyền tải được điện năng tới tất cả những thiết bị. Giúp các thiết bị điện này được kích hoạt và có thể thực hiện được cơ chế vận hành.
- Khi có điện thì nó giúp tối ưu hóa được những công việc sử dụng đến sức của con người. Và giúp quá trình sản xuất, thực hiện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
Xem thêm: Kỹ thuật điện tử là gì? Vai trò của kỹ thuật điện tử trong đời sống.
Có những loại đồ điện dân dụng nào?
Ta có thể thấy hiện nay thì có rất nhiều thiết bị điện được sử dụng. Và mỗi một đồ dùng được sử dụng thì nó lại trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Và nó được sử dụng cụ thể ở những lĩnh vực như sau:
- Các trang thiết bị trong văn như: máy hủy giấy tờ, những bộ máy vi tính, máy ảnh,…
- Những thiết bị có thể chiếu sáng: Đèn điện, đèn bàn…
- Những thiết bị được sử dụng để phục vụ trong nhà bếp: Lò nướng, bếp điện, lò vi sóng, tủ lạnh…
Những yêu cầu khắt khe trong nghề điện dân dụng
Trong việc sử dụng điện thì người ta cần chú ý đến việc phải đảm bảo được tính an toàn cho người dùng cũng như là cho thiết bị. Chính vì vậy, để có thể hành nghề được thì ta cần phải chấp hành những yêu cầu như sau:
Trang bị dành cho người lao động trong nghề
Để giúp quá trình lắp đặt, sửa chữa… được dễ dàng, thuận lợi và an toàn thì ta cần chuẩn bị những thứ sau:
- Thiết bị bảo vệ cho công việc lấy đóng cắt hoặc là lấy điện
- Đảm bảo nguồn điện áp một chiều hoặc là dòng điện xoay chiều có mức điện áp thấp, dưới 380V.
- Chuẩn bị những thiết bị đo lường điện.
- Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ làm của nghề điện
- Và trang bị những đồ dùng điện khác.
Nội dung đảm bảo cho người lao động
Để có thể đạt được sự an toàn nhất định, thì người trong nghề cần được đảm bảo những điều sau:
- Cần phải có những biện pháp bảo vệ, bảo đảm sự an toàn và tính mạng cho người lao động.
- Cần lắp đặt, sửa chữa những thiết bị dân dụng điện
- Cần lắp đặt và bảo trì các máy biến áp.
- Khi lắp đặt và vận hành thiết bị thì không đồng bộ điện 3 pha
- Cần phải sử dụng đến những dụng cụ đo điện.
- Thực hiện các công việc phục vụ cho trong ngành điện.
- Cần phải được quản lý nghề nghiệp.
- Cần phải lắp đặt và sửa chữa hệ thống nguồn điện
Những điều kiện làm việc trong nghề
- Cần có lối sống thực tế, giải quyết các vấn đề một cách đơn giản và mang tính hiệu quả cao.
- Xử lý các tình huống khéo léo và sức khỏe có thể thích ứng được với những môi trường có các thiết bị máy móc, dụng cụ…
- Cần cù, chịu khó và tỉ mỉ để có thể sửa được các vật dụng được lắp đặt trong gia đình và làm những công việc thủ công.
- Có một sức khỏe tốt, có thể tham gia được các hoạt động thể thao.
- Luôn tuân thủ các quy định, các quy trình trong việc lắp đặt và sửa chữa.
- Tư tưởng làm hoạt động trong tay hơn là hoạt động bên bàn giấy.
Yêu cầu về ngành nghề điện dân dụng
Để có thể bước được vào nghề một cách chuyên nghiệp, thì người lao động cần phải có những yếu tố sau:
- Kiến thức: Cần phải hiểu rõ được các kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện và nắm rõ được các quy trình kỹ thuật lắp đặt, sửa chữa… trong ngành điện.
- Kỹ năng: Cần phải bổ sung những kỹ năng còn thiếu như: kỹ năng đo lường, sử dụng, cách bảo dưỡng, sửa chữa và cách lắp đặt các thiết bị điện và mạng lưới điện.
- Thái độ: Cần có tâm lý yêu thích nghề, có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Cần có một thái độ tốt, làm việc một cách có khoa học. Cần phải học tính kiên trì, thận trọng và cần thao tác một cách chính xác.
- Sức khỏe: Để làm việc hiệu quả thì cần phải rèn luyện để có một sức khỏe tốt. Điều này giúp bạn có thể làm việc được trong những môi trường khắc nghiệt.
Công việc của thợ điện dân dụng
- Người thợ điện có thể bảo trì các loại máy phát điện. Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các loại thiết bị điện khác nhau.
- Có thể thực hiện được các công việc vận hành động cơ không đồng bộ ba pha bằng nhiều cách lắp đặt.
- Tiến hành sửa các đường dây bị đứt, nối và đi dây điện. Có thể lập các công tắc và bằng điều khiển lắp đặt hệ thống.
- Tu sửa được các đồ điện gia dụng thông thường: bếp, quạt, điều hòa…
- Thực hiện việc phục vụ và trách nhiệm lắp đặt những thiết bị điều khiển. Giúp cảnh báo và tiến hành lắp đặt các mạch điện và đường dây để kịp thời báo cháy, chống trộm, chiếu sáng…
- Có thể điều chỉnh được các hoạt động của máy biến áp.
Cơ hội phát triển của nghề điện dân dụng
Với xã hội ngày càng phát triển và sự phát triển này nó gắn liền với mạng lưới điện dân dụng. Chính vì vậy, đây được xem là một ngành nghề quan trọng và trong tương lai là một ngành vô cùng phát triển. Khi học ngành này phải sẽ không phải lo:
- Không phải lo vì nỗi ám ảnh thất nghiệp: Vì với những hộ gia đình, các công trình… Tất cả đều sử dụng đến điện. Và đây chính là một nguồn nhu cầu lớn nhưng nhân lực lại có hạn. Chính vì vậy, khi bạn học xong là việc sẽ tìm đến bạn.
- Tính chất của nghề mang tính ổn định và lâu dài.: Vì khi mạng lưới càng phát triển thì khu vực, đất nước đó cũng càng phát triển.
- Nghề điện có tính đơn giản, dễ học học.
Trên đây là những thông tin về điện dân dụng là gì? Vai trò, đặc điểm và có những loại điện dân dụng nào? mà vancongnghiephp.com chia sẻ với bạn. Mong qua bài viết có thể giúp bạn hiểu thêm về ngành nghề này, cũng như là có định hướng nghề nghiệp tốt trong tương lai.
Xem thêm: Hệ thống điện là gì? Quy trình lắp đặt hệ thống điện như thế nào?