Giá KM:Liên hệ
Giá KM:Liên hệ
Giá KM:Liên hệ
Giá KM:Liên hệ
Giá KM:Liên hệ
Giá KM:Liên hệ
Giá KM:Liên hệ
Giá KM:Liên hệ
Giá KM:Liên hệ
Giá KM:Liên hệ
Giá KM:Liên hệ
Giá KM:Liên hệ
Giá KM:Liên hệ
Giá KM:Liên hệ

Van một chiều hay van nước một chiều là dòng van chúng ta dễ dàng bắt gặp được trong các hệ thống ống nước hiện nay. Bởi lẽ nó không chỉ giúp ngăn chặn dòng chảy chạy ngược lại, mà còn giảm thiểu tối đa tình trạng bị búa nước khi sử dụng. Vậy bạn có biết van một chiều là gì không? Có những loại van nào được dùng phổ biến hiện nay? Chúng có ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu câu trả lời chính xác nhất về dòng van 1 chiều này trong bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa van một chiều

Van một chiều

Van một chiều – Check valve là thiết bị thường được lắp đặt ở trên hệ thống đường ống với vai trò ngăn chặn dòng chảy chạy ngược. Có nghĩa là nó chỉ cho dòng lưu chất đi qua 1 chiều cố định mà không cho chảy ngược lại. 

Sản phẩm này cũng là một trong số ít loại van có khả năng vận hành tự động mà không cần bất kỳ thiết bị hay nguồn năng lượng bên ngoài nào tác động đến việc đóng mở. Thậm chí nó còn không dùng đến nhân công để vận hành.

Van 1 chiều có rất nhiều loại được sử dụng cho mục đích và ứng dụng khác nhau. Chẳng hạn như van 1 chiều cánh bướm, lá lật thường dùng cho ngành nước. Còn van 1 chiều dạng côn hoặc dạng bi thường dùng cho hệ thống hơi nói. Hay van nhựa thường dùng cho ngành nghề về hóa chất, hồ bơi.

Các loại van một chiều phổ biến

6 loại van 1 chiều thường được sử dụng phổ biến hiện nay không chỉ có giá thành rẻ mà còn hoạt động rất hiệu quả. Cụ thể là:

Van một chiều lá lật

Van một chiều

Đây là dòng van được thiết kế đơn giản nhưng mang đến độ hiệu quả rất cao. Thiết bị này có khả năng giúp dòng chảy đi qua van dễ dàng theo 1 chiều hướng cố định và không thể chảy ngược lại.

Tại sao lại gọi nó là van 1 chiều lá lật đó là vì thiết kế của nó có phần cánh lá lật lên, lật xuống dễ dàng. Dòng van này được chế tạo từ nhiều chất liệu khác nhau như: inox , đồng, gang,..nên có thể ứng dụng được trong nhiều môi trường làm việc khác nhau. 

Với kiểu thiết kế cánh lật cho phép van có thể xoay quanh trục và bản lề hoặc nghiêng góc một cách linh hoạt. Đây cũng là dòng van thường thấy ở nhiều hệ thống đường ống có phương nằm ngang.

Van 1 chiều cối

Van một chiều

Đây là dòng van một chiều có cơ chế vận hành lên xuống theo cơ cấu của thân van. Từ đó nó sẽ cho phép lưu chất đi qua hoặc không đi qua van dễ dàng. Cụ thể là khi dòng lưu chất đi qua van từ cửa vào tạo lực đẩy làm cho đĩa van trượt lên cho phép dòng lưu chất chảy qua. Còn khi ngắt dòng lưu chất, đĩa van sẽ quay trở lại vị trí ban đầu bởi không bị tác động vào trọng lượng của đĩa van.

Có thể hiểu một cách đơn giản là van là phần điều chỉnh dòng chảy vật chất. Khi áp suất được tạo ra từ dòng chảy sẽ khiến cho lò xo được nâng lên khỏi vòng làm kín. Còn khi không có dòng chảy đi qua nó sẽ quay lại vị trí đóng mở tỷ trọng. Loại van này thường được đặt ở các vị trí thẳng đứng hoặc nằm ngang.

Van 1 chiều lò xo

Loại van này dùng để ngăn chặn tình trạng chảy ngược và chỉ cho phép dòng chảy đi qua 1 hướng duy nhất. Van sẽ vận hành dựa vào lực của dòng chảy. Với thiết kế phần đĩa van lò xo được gắn cố định ở thân van. 

Nên khi dòng lưu chất đi từ cửa vào sẽ tạo ra lực đẩy khiến đĩa van ép chặt lò xo lại. Nhờ thế giúp cho lưu chất đi qua van dễ dàng. Và khi ngắt dòng chảy, lò xo sẽ hồi lại trạng thái ban đầu giúp van quay về trạng thái đóng.

Van 1 chiều cánh bướm

Van một chiều

Đây là dòng van hỏa động nhờ vào bộ phận cánh bướm với thiết kế nhằm giảm thiếu tối đa tình trạng va chạm thủy lực. Loại van này có thiết kế theo dạng cửa đôi với 2 cánh van có hình dạng cánh bướm. Khi lưu cjayas đi qua van từ cửa vào sẽ tạo ra lực đẩy khiển cho 2 cánh van mở ra, giúp lưu chất đi qua van dễ dàng. 

Nhưng khi đóng dòng lưu chất lại, lực  hồi của lò xo gắn trên cánh van sẽ khép lại và quay trở về vị trí đóng ban đầu. Từ đó sẽ ngăn chặn tình trạng nước chảy ngược lại.

Van 1 chiều đối trọng

Dòng van này cũng hoạt động nhờ vào dòng thủy lực với việc đóng – mở bởi một trọng lực tương đương. Vạn cũng được thiết kế và lắp đặt ở phần đầu ra của hệ thống đường ống dẫn, hệ thống kiểm soát bằng thủy lực hay đặt sau các hệ thống máy bơm. Đồng thời, dòng van này cũng có khả năng bảo vệ các hệ thống máy móc.

Van 1 chiều cửa lật

Van một chiều

Đây cũng là dòng sản phẩm tuy cơ thiết kế đơn giản nhưng độ hiệu quả lại đạt được tương đối cao. Cánh van cũng được gắn trực tiếp trên thân van thông qua bản lề, giúp việc đóng mở van trở nên dễ dàng hơn.

Van được làm từ vật liệu inox và chúng cũng cho phép dòng chảy đi qua theo 1 hướng cố định. Đây cũng là một trong những sản phẩm không thể thiếu tại các hệ thống máy bơm nước, bình CO2, bình nóng lạnh,…

Bên cạnh những loại van 1 chiều mà chúng tôi vừa đề cập trên thì các bạn có thể lựa chọn van dựa vào cấu tạo vật liệu như là:

  • Van 1 chiều đồng
  • Van 1 chiều PVC
  • Van 1 chiều inox
  • Van 1 chiều gang
  • Van 1 chiều nhựa UPVC

Ưu nhược điểm của van một chiều

Ưu điểm của van 1 chiều

Van 1 chiều có rất nhiều các ưu điểm nổi bật có thể kể đến như:

  • Có khả năng đóng mở tự động mà không cần thiết phải có môt tác động lực từ phía bên ngoài vào. Chẳng hạn như nếu sử dụng máy bơm nước từ bể ngầm lên trên mái nhà, nếu đột nhiên máy bơm ngừng hoạt động nước sẽ chảy ngược lại về bề ngầm. Thế nhưng, nếu lắp đặt van 1 chiều sẽ ngăn chặn tình trạng chảy ngược lại.
  • Van một chiều cũng giúp bảo vệ thiết bị máy nén và máy bơm không xuất hiện tình trạng hư hỏng do dòng nước chảy ngược lại.
  • Đạt hiệu quả cao trong việc ngăn chặn tình trạng bị búa nước.
  • Có chi phí bảo trì, bảo dưỡng thấp khi bộ phận chuyển động ít.
  • Có thể linh hoạt đối phó với những điều kiện dòng chảy có sự thay đổi.
  • Dễ dàng thay thế nhanh chóng, đơn giản mà không cần phải thay đổi cấu trúc đường ống.
  • Được ứng dụng nhiều trong các ngành nghề công nghiệp và đời sống.

Nhược điểm của van 1 chiều

  • Rất khó để xác định chính xác xem van đang ở trạng thái đóng hay mở. Bởi vì tất cả các bộ phận của van đều được lắp đặt ở những khu vực kín.
  • Bộ phận đĩa van có thể kẹt ở vị trí đóng không kín hoặc mở do các cặn bẩn hay rác thải bị tích tụ lâu ngày.

Tại sao nên dùng van một chiều?

Để giải thích vì sao nhiều đơn vị đã lựa chọn sử dụng van một chiều thay vì dùng các loại van khác, chúng tôi sẽ đưa ra những lý do sau đây:

  • Đây là phương pháp có chi phí đầu tư thấp, hiệu quả và rất dễ để bảo vệ các hệ thống đường ống và những thiết bị có liên quan khác.
  • Dòng nước chảy ngược có khả năng gây ra các vấn đề khi nó bị ô nhiễm. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng làm ô nhiễm lưu chất đầu nguồn.
  • Vna có thể lưu giữ lại các lưu chất bên trong đường ống hoặc hệ thống không cho thoát ra bên ngoài.
  • Ngăn chặn hiện tượng bị thủy kích giúp bảo vệ các thiết bị như máy bơm, các loại van có phần màng làm từ cao su dễ rách,…
  • Trong các hệ thống đường ống dẫn dân dụng thường dễ thấy việc lắp đặt van một chiều trở nên phổ biến tại các vị trị cống thoát nước. Nhằm ngăn chặn tình trạng nước chảy ngược lại từ cống thành phố vào trong nhà khi ngập lụt xảy ra.
  • Van hoạt động tự động hoàn toàn mà không cần có nhân lực hay thiết bị khác điều khiển. Nhờ thế tiết kiệm được khá nhiều chi phí vận hành.

Như vậy, với bất kỳ hệ thống đường ống nào cũng cần lắp đặt van 1 chiều nhằm điều tiết hướng của dòng chảy và hạn chế tối đa tình trạng bị hỏng hóc, rỏ rì hay bị bể đường ống. Nhờ thế, nó sẽ giúp cho hệ thống làm việc trôi chảy và ổn định.

Hiện nay, Tuấn Hưng Phát đang cung cấp các dòng van một chiều được nhập khẩu nguyên chiếc từ Đức, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản,…với đầy đủ giấy tờ đính kèm. Tất cả các sản phẩm có tại kho hàng của THP đều đảm bảo hàng chuẩn, chính hãng, chất lượng với thời gian bảo hành lên đến 12 tháng. Vì thế, nếu quý khách hàng đang có nhu cầu muốn mua van 1 chiều vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và nhận bảng báo giá van 1 chiều chi tiết.

Mr. Đức: 0865 972 968 Zalo 0865972968Zalo