Van cổng ty chìm là dòng sản phẩm được sử dụng nhiều nhất trong các dòng van cổng hiện nay. Bởi đây không chỉ là dòng van được thiết kế nhỏ gọn hoạt động bền bỉ mà chúng còn có giá cả hợp lý. Vậy van cổng ty chìm là gì? Có những loại van công ty chìm nào? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động ra sao?
Van cổng ty chìm là gì ?
Van cổng ty chìm là loại van cổng khi hoạt động đóng/mở van thì ty van không bị tay đổi về chiều cao, chỉ mình cánh van nâng/hạ. Bởi trục van ngắn, được thiết kế thụt sâu vào bên trong so với tay quay van. Vì vậy, khi vận hành xoay van sẽ không bị bành trướng không gian, rất tiện sử dụng, đặc biệt ở những không gian chật hẹp thì vận hành vẫn đơn giản.
Van cổng ty chìm có nhiều tên gọi khác nhau tùy vào từng địa phương hoặc lĩnh vực hoạt động. Trong các ngành cấp thoát nước thường gọi là van chặn ty chìm, van ty chìm, trong PCCC gọi là van cửa ty chìm, trong thủy điện, xây dựng thường gọi là van kè ty chìm.
Van cửa ty chìm được sản xuất ở nhiều kích cỡ khác nhau, từ các van cửa ren DN15, 20, 25 đến các van ty chìm nối bích DN400, DN500. Van được lắp cho nhiều hệ thống nước sạch, thủy lợi, hoặc dùng trong các ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống.
Van cổng ty chìm là gì? – Cấu tạo chi tiết.
Hiện nay, có 2 dòng van cổng ty chìm thường được sử dụng nhất, là van cổng ty chìm nối ren và van cổng ty chìm nối bích.
- Van cổng ty chìm nối ren: Là những van cổng ty chìm 2 đầu cửa van có các rãnh ren trong để kết nối với đường ống. Van cửa ren thường là những dòng van kích thước vừa và bé như phi 21, phi 27, phi 34, phi 42, phi 49, phi 60, phi 76, phi 90, phi 114. Nhưng thông dụng nhất là từ phi 21 – phi 60, những size lớn hơn thường người ta chuyển sang dùng van nối bích.
- Van cổng ty chìm nối bích: là trên cửa van được đúc sẵn 2 mặt bích, kích thước thường thấy là từ DN50 trở lên.
Kết cấu của van cổng ty chìm gồm 6 bộ phận chính : thân van, nắp van, lá van, trục van, đệm làm kín, tay quay vô lăng .Ngoài ra còn có các phụ kiện khác như : bulong, ốc vít, vòng chèn… được sử dụng để kết nối van cửa thành sản phẩm hoàn chỉnh. Goăng làm kín được đặt ở các điểm tiếp giáp để ngăn chặn hiện tượng rò rỉ nước ra bên ngoài.
Thân van – Body
Thân van là phần kết nối trực tiếp với đường ống bằng kiểu nối ren hoặc mặt bích. Thân van là bệ đỡ cho nắp van và các chi tiết khác của van cổng, đồng thời cũng là bộ phận tiếp xúc và chịu tác động trực tiếp với lưu chất trong đường ống như áp lực dòng chảy, nhiệt độ môi chất và các tính chất hóa học của lưu chất.
Nắp van
Nắp van liên kết với thân van ở dưới bằng các bước ren đối với các van cổng ren và mặt bích phẳng nối bằng bulong đối với van cổng bích, ở giữa chèn thêm gioăng làm kín. Trong nắp van chứa bạc trục để cố định trục van theo phương thẳng đứng, đồng thời cũng tạo không gian chứa đĩa van khi van mở.
Tay van – vô lăng
Được làm từ gang, thép hoặc đồng. Tay van cố định với ty van bằng mối nối hoặc chốt vặn. Tay van thiết kế dạng vô lăng để vận hành dễ dàng hơn khi. Khi xoay thì ty van sẽ quay theo cùng góc độ và góc quay.
Trục van – Ty van
Trục van có các bước ren bao quanh bên ngoài được làm bằng thép không rỉ hoặc thép hợp kim SS420. Ở van ty chìm thì trục van được nối trực tiếp với đĩa van có ren bên trong. Đĩa van sẽ chuyển động tịnh tiến lên xuống khi trục van quay.
Đĩa van – Cánh van
Đĩa van dạng nêm, thiết kế vừa với lòng van bên trong để tạo sự kín nhất khi đóng van. Nhiều nhà sản xuất cấu tạo đĩa van bằng kim loại như gang, thép, inox hoặc là một tấm cao su, hoặc kim loại được bọc cao su bên ngoài.
Đĩa van cổng ty chìm thường thiết kế dày về bề ngang để đáp ứng các tiêu chuẩn về áp lực, chống chịu PN10, PN16, PN25, PN40. Đĩa van có lỗ ren trong đằng trên để nối với trục van.
Phần gioăng – Đệm làm kín
Đây là phần không thể thiếu của cấu tạo van cổng. Đệm làm kín được đặt ở phần cổ nắp van và phần hông của đĩa van để tạo độ kín tuyệt đối khi van hoạt động.
Van cổng ty chìm là gì? – Nguyên lý hoạt động
Van cổng ty chìm được lắp đặt trực tiếp vào đường ống kết nối , muốn lưu chất chảy qua van chúng ta thực hiện quay tay quay, quay ngược chiều kim đồng hồ làm cho cửa van nâng lên để lưu chất chảy qua. Tiếp tục thực hiện quay như vậy cho đến khi không quay được nữa thì coi như cửa van đã mở hoàn toàn. Để đóng cửa van ta thực hiện theo chiều quay ngược lại cho đến khi ty van trở về vị trí ban đầu thì van đã được đóng hoàn toàn.
Van cửa ty chìm là gì? – Thông số kĩ thuật
Kích cỡ van : DN15, DN20, DN25, DN32, DN40, DN50, DN65, DN80, DN125, DN150, DN200, DN250, DN300, DN350, DN400, DN500, DN600, DN700, DN800, DN900, DN1000
Thông số kĩ thuật:
+ Chất liệu thân van : Gang, inox , đồng , thép…
+ Đĩa đang bọc cao su EPDM, gang, inox, thép không rỉ
+ Gioăng làm kín : Cao su EPDM ,Teflon…
+ Tay quay bằng thép không rỉ hoặc găng đúc
+ Kết nối: Ren hoặc mặt bích
+ Tiêu chuẩn mặt bích : DIN , BS, JIS
+ Bề mặt được phủ sơn epoxy chống ăn mòn với chất liệu gang
+ Áp lực làm việc :10 bar, 16 bar, 25 bar , 40 bar
+ Nhiệt độ làm việc: từ 0~2300C , 4900C với loại thép, 0~1000C đối với van gang, đồng
+ Môi trường sử dụng : nước sạch, dầu, khí, nước thải …
+ Xuất xứ : Malaysia, Hàn Quốc , Đài Loan , Thổ Nhĩ Kỳ , Trung Quốc , Nhật Bản
>> Xem thêm: Các loại van cổng ty chìm phổ biến hiện nay.