Truyền thông Modbus RS232 là gì?

Modbus RS232 là gì hay giao thức truyền thông Modbus RS232 là gì là những câu hỏi thường gặp trong ngành công nghiệp,  tự động hóa. Hi vọng những chia sẻ dưới đây của THP có thể giúp bạn giải mã những câu hỏi trên và giúp được bạn nhiều trong công việc.

Giới thiệu về giao tiếp truyền thông Modbus RS232

Chuẩn truyền thông Modbus RS232 là cái tên được phát triển bởi the Electronic Industry Association and the Telecommunications Industry Association (EIA/TIA). Đây là chuẩn truyền thông phổ biết nhất từ trước, và thường được gọi tắt là RS-232 thay vì EIA/TIA-232-E. RS 232 được hiểu đơn giản là hình thức truyền giữ liệu kiểu nối tiếp giữa một host (DTE-Data Terminal Equipment) và một thiết bị ngoại vi (DCE-Data Circuit-Terminating Equipment).

Truyền thông RS232 là gì?

Cáp DB9 9 chân hay còn gọi là cổng COM, RS-232 truyền tín hiệu bằng điện áp âm cho nhị phân 1 và điện áp dương cho nhị phân 0. RS 232 được sử dụng để kết nối máy tính và các thiết bị ngoại vi để trao đổi các dữ liệu nối tiếp giữa chúng. Chuẩn kết nối RS-232 gồm có 3 dây, trong đó Tx (dây truyền), Rx (dây dẫn), GND (dây tiếp địa). hoạt động dựa trên sự chênh lệch điện áp giữ Tx, Rx và GND.

RS232 chỉ truyền dữ liệu đối đa được 15m và thường chỉ kết nối được giữa 2 thiết bị  với nhau và hạn chế kết nối nhiều thiết bị với nhau. Nguyên nhân được biết đến là do mất mass không thể phục hồi được.

Truyền thông RS232 là gì
Đầu cái RS232
Đầu đực truyền thông RS232
Đầu đực truyền thông RS232

Các chân đấu nối trong dây COM

Tín hiệu RS232 được định nghĩa tại DTA như sau theo thứ tự của chín chân đấu nối trong dây COM:

  • Chân số 1: Data Carrier Detect (DCD) Từ DCE
  • Chân số 2: Receive Data Line (RD) Từ DCE
  • Chân số 3: Transmit Data Line (TD) Đến DCE
  • Chân số : Data Terminal Ready (DTR) Đến DCE
  • Chân số 5: Ground
  • Chân số 6: Data Set Ready (DSR) Từ DCE
  • Chân số 7: Request To Send (RTS) Đến DCE
  • Chân số 8: Clear To Send (CTS) Từ DCE
  • Chân số 9: Ring Indicate (RI) Từ DCE

Đặc điểm của RS-232

  • RS232 hoạt động trên cơ sở giao tiếp giữa 2 chiều trao đổi dữ liệu với nhau. Thiết bị đầu cuối xử lý dữ liệu số (DTE) và thiết bị truyền dữ liệu (DCE) Có các chân như Ground, TD, RD, CTS, RTS.
  • PLC sử dụng RS232 để giao tiếp với các module khác hoặc các PLC khác có sử dụng RS232.
  • Cổng COM trên Máy tính thường được trang bị ít nhất 1 cổng và có thể lên tới 4 cổng. Có 2 loại đầu nối cho cổng RS232 là loại 9 chân (DB9) và 25 chân (DB25)
  • Có 2 mức điện áp giới hạn đi qua cổng COM là mức trên và mức dưới. Mức giới hạn trên là +12V và mức giới hạn dưới là -12V.
  • Mức logic 0 thì điện áp nằm trong khoảng từ -12V đến -3 V; Mức logic 1 thì điện áp nằm trong khoảng 3V đến 12V. Khoảng điện áp từ -3V đến 3V là điện áp trong trạng thái chuyển tuyến từ mức logic 1 đến mức logic 0 hoặc ngược lại.
  • Tốc độ baud được dùng để đo tốc độ truyền. Nó được mô tả là số bit đi qua trong 1 giây. Ví dụ, nếu tốc độ truyền là 300 thì là 300 bit được truyền mỗi giây. Trong đường dây điện thoại, tốc độ boud sẽ là 14400, 28800, 33600. Parity Bit là hình thức đơn giản nhất để kiểm tra lỗi. Có bốn loại, được đánh dấu và cách đều nhau.Bit dừng được sử dụng cho một gói duy nhất để dừng truyền được ký hiệu là “T”. Một số có giá trị tiêu biểu là 1, 1.5 & 2 bit.

Ưu và nhược điểm truyền dẫn Modbus RS232

Ưu điểm của RS232

  • Là giao tiếp phổ biến, tương thích với nhiều thiết bị
  • Tốc độ truyền khá nhanh và khả năng chống nhiễu tốt
  • Các thiết bị ngoại vi có thể được tháo ra hoặc lắp vào ngay khi máy tính vẫn đang còn được cấp nguồn
  • Có thể cấp nguồn nuôi qua cổng nối tiếp
  • RS232 cho phép luồng dữ liệu đồng thời, song công hoàn toàn. Modbus thông qua RS323 để gửi được dữ liệu dưới dạng chuỗi bít thời gian. Đây chính là một tiêu chuẩn để giao tiếp giữa thiết bị đầu cuối dữ liệu với thiết bị đầu cuối mạch dữ liệu. Truyền song công hoàn toàn ( ký hiệu Tx) và nhận ( ký hiệu Rx) cho phép dữ liệu xảy ra trên các mạch khác nhau khi sử dụng đường RS232. Có thể hiểu đơn giản là dữ liệu có thể truyền theo hai cách cùng một lúc.

Nhược điểm của RS232

Tuy nhiên, RS232 cũng có nhược điểm là chiều dài tối đa của cáp khá ngắn, chỉ tối đa 15m. Ngoài ra, tốc độ truyền dữ liệu ở mức 20 kilobyte/giây – khá chậm so với những gì mọi người đang dùng hiện tại. Để khắc phục về khoảng cách truyền giữ liệu, và tốc độ truyền dữ liệu, hiện nay RS232 đã có phiên bản nâng cấp là RS485, ethernet hoặc USB…

PLC sử dụng RS232 để sử dụng giao tiếp giữa PLC khác hoặc các module khác, miễn là sử dụng kết nối RS232 là được. Ví dụ như máy tính, bộ điều khiển động cơ, robot, hệ thống truyền thông, HMI, Driver

Trên đây là các thông tin có thể giúp bạn hiểu được cổng com giao tiếp RS232 là gì rồi đúng không? Hi vọng những thông tin trên có thể giúp bạn được trong công việc và cuộc sống.

>> Tìm hiểu thêm về: Giao tiếp RS485 là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mr. Đức: 0865 972 968 Zalo 0865972968Zalo