Hệ thống khí nén là gì? Cấu tạo và cách tính công suất chuẩn xác

Hệ thống khí nén là gì? Là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Vậy bạn đã tìm ra được một câu trả lời phù hợp cho nó chưa? Nếu chưa mời mọi người cùng tham khảo ngay bài viết đề cập đến vấn đề này một cách chi tiết nhất dưới đây nhé!

Hệ thống khí nén là gì?

Hệ thống khí nén là một dạng năng lượng lưu giữ khí lại nhằm phục vụ cho các nhu cầu hoạt động sản xuất và đời sống thường ngày của con người. Hệ thống này vô cùng thân thiện với môi trường, thiên nhiên và có thể thay thế các tài nguyên đang bị cạn kiệt như: gas, khí đốt, dầu khí,..

Hệ thống khí nén hiện nay đang được ứng dụng rất nhiều trong các nhà máy hay cơ sở sản xuất, nhằm mang đến sự tiện lợi cho con người. Hệ thống này cũng có rất nhiều thiết bị và nguồn khác nhau. Từ đó cũng dẫn đến số lượng thiết bị và cấu trúc có sự khác biệt rất lớn.

==> Xem thêm: van bi điều khiển khí nén Haitima Đài Loan

Cấu tạo của hệ thống khí nén

Để có được một hệ thống khí nén hoàn chỉnh, chắc chắn không thể thiếu được những bộ phận bên trong nó. Chúng sẽ được lắp ráp lại với nhau theo một sơ đồ nhất định để giúp hệ thống hoạt động ổn định và đảm bảo tính chính xác cao.

Máy nén khí

Đây là một bộ phận vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống khí nén. Máy sẽ giúp sản sinh ra khí nén để cung cấp tới hệ thống làm việc. Hiện nay trên thị trường đang có 4 loại máy nén được sử dụng nhiều nhất đó là:

  • Máy nén khí trục vít: Với loại này sẽ có 2 dạng có dầu và không dầu và thường được dùng cho hệ thống công suất máy 5 – 500Hp.
  • Máy nén khí ly tâm: Với thiết bị này thường được dùng nhiều trong hệ thống làm việc nặng có công suất lên đến cả nghìn mã lực.
  • Máy nén khí Piston: Với loại này cũng sẽ có 2 dạng là có dầu và không dầu. Và thiết bị này sẽ dùng piston để điều khiển tay quay dễ dàng hơn.
  • Máy nén khí root: Thiết bị cung cấp khí nén được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau. 

Đường dẫn khí 

Bộ phận này có công năng chứa và truyền khí đến các thiết bị khác nhanh chóng. Bộ phận này là cầu nối giữa bồn chứa khí, bình chứa áp, máy nén, van, xi lanh,… Hiện nay, đường dẫn khí được chia thành 2 dạng: ống khí cứng và ống khí mềm. 

Sản phẩm này đã được tạo ra từ rất nhiều chất liệu khác nhau như: Nhựa PU, PE, PA, sắt, đồng, nhôm,… Để kết nối đường dẫn khí thì cần dùng đến co nối đồng hoặc nhựa với nhiều đa dạng kích thước và kiểu ren.

Bình tích áp

Bộ phận này dùng để chứa khí mà máy nén khí đã tạo ra. Thường thì cấu tạo của bộ chứa khí sẽ tạo thêm 1 lọc xả nước với khả năng tác nước trong khí nén trước khi cung cấp khí cho những thiết bị khác.

Bộ phận tách nước

Dù rằng trong bình tích áp đã 1 lần tách nước rồi nhưng trong khí nén vẫn còn chứa nước. Có thể nguyên do là lượng nước trong không khí có quá nhiều hay gặp phải thời tiết ẩm. Vì thế, khi đưa khí vào trong máy nén khí dưới tác động của áp suất khiến các hạt nước được tách ra. Và bộ phận tác nước này sẽ được lắp đặt ngay trên đường ống để thu thập hạt nước và xả ra bên ngoài bằng van tự động.

Bộ phận lọc khí

Bộ phận này sẽ có chức năng loại bỏ đi các tạp chất có trong khí như: bụi bẩn, nước, hạt kim loại,… để khí nén đạt chất lượng tốt nhất và cũng giúp cho quá trình hoạt động diễn ra ổn định.

Bộ phận lọc này cũng được chia thành nhiều loại khác nhau như: lọc nước, chỉnh áp, bình dầu. Khí nén sau khi đã được làm sạch sẽ được điều chỉnh áp suất qua bộ chính áp. Sau đó sẽ đi sang bình dầu để phun dầu. Khí sẽ mang dầu đến các thiết bị vừa có khả năng làm giảm nhiệt độ, vừa giúp bôi trơn rất tốt.

Các thiết bị phụ trợ

Ngoài những bộ phận chính mà chúng tôi vừa nêu trên thì còn một vài thiết bị phụ trợ bạn cũng có chú ý như:

  • Xi lanh: Thiết bị này có vai trò biến chuyển năng lượng sang thành động năng để thực hiện các chức năng như: nén, kéo, nâng,… Hiện nay sản phẩm này cũng được phân chia thành các loại như: xi lanh 1 chiều, 2 chiều, mini, lớn hoặc theo hình dạng: vuông, tròn, xoay, kẹp,…
  • Van: Thiết bị này có chức năng đóng mở để vừa cung cấp khí, điều chỉnh lượng khí, phân chia khí đi các nơi nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu trong hệ thống. Sản phẩm này cũng có 3 dạng là: van điện từ, dạng cơ và van khí với các mức điện áp tương ứng: 12v, 24v, 110v, 220v.
  • Các phụ kiện kèm theo: Để có thể kết nối các bộ phận với nhau chắc chắn cần phải có thêm những phụ kiện đi kèm như: ốc vít, chia hơi tròn (ngang), đế van, đầu lắc, đầu y, mắt trân, đồng hồ đo áp suất,..

==> Xem thêm: Van bi điều khiển khí nén

Cách tính công suất cho hệ thống khí nén

Hệ thống khí nén là gì?

Với những loại máy nén khí trục vít thì cần phải quan tâm rất nhiều đến cách tính công suất khí nén. Và loại máy này sẽ có 2 dạng có dầu và không dầu để lựa chọn. 

Với các loại máy khí nén không dầu thường được dùng nhiều trong bệnh viện, phòng thí nghiệm, sản xuất vi mạch, thực phẩm, đồ ăn,… Còn với loại máy nén khí có dầu thì ứng dụng được trong hầu hết các lĩnh vực. 

Lưu lượng của thiết bị này cũng khá lớn trong khoảng 1 – 100m3/phút và có dải áp suất từ 7 – 13 bar. Theo như kinh nghiệm của rất nhiều anh em kỹ thuật đã chia sẻ, để có thể lựa chọn được công suất phù hợp với cho hệ thống sử dụng. 

Cách tính sẽ dựa vào việc tính tổng lưu lượng máy khí nén đã dùng và nhân thêm 1.2. Việc nhân thêm này sẽ làm giảm thiểu tình trạng áp suất bị tổn thất và khí nén rò rỉ ra ngoài. Từ đó sẽ cân nhắc thêm về áp suất cao nhất để chọn loại máy nén phù hợp.

Với những ai đang dùng máy nén khí thì chỉ cần chọn lựa thiết bị có đầy đủ công suất, lưu lượng khí và thông số áp suất. Hoặc có thể tham khảo thêm những chia sẻ từ những đơn vị cung cấp máy nén khí. Sau khi đã chọn được công suất thì chúng ta cần phải cân nhắc đến kích thước đường ống, dây cáp điện và aptomat.

==> Xem thêm: van bi nhựa điều khiển bằng khí nén

Kết luận

Mong rằng, thông qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu thế nào về hệ thống khí nén là gì? Biết được chính xác cấu tạo và cách tính công suất cho hệ thống khí nén. Có thể nói, hệ thống này đang được ứng dụng rất nhiều trong hệ thống tự động hóa. 

Đồng thời, hệ thống khí nén cũng là một dạng năng lượng thân thiện với môi trường. Vì thế nên các dự án xây dựng lớn hiện nay đang áp dụng hệ thống này vào trong việc sản xuất rất nhiều. 

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu chuyên sâu về hệ thống khí nén hay các thông tin về van công nghiệp, phụ kiện ngành van,.. Liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết và chính xác nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mr. Đức: 0865 972 968 Zalo 0865972968Zalo