Với xã hội phát triển ngày thì việc tạo một hệ thống điện hay một mạng lưới điện là điều hết sức cần thiết. Vì khi thiết lập một hệ thống điện chuẩn chính, lớn và có hiệu quả cao. Nên nó giúp cho quá trình sản xuất trở nên thuận lợi và phát triển hơn. Và trong một hệ thống điện thì nó bao gồm nhà máy điện, trạm phân phối, trạm biến áp…. Vậy hệ thống điện là gì? Và phân loại hệ thống điện là gì?
Để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài viết ở dưới đây của Tuấn Hưng Phát nhé!
Hệ thống điện là gì?
Hệ thống điện được xem là một bộ phận của hệ thống năng lượng. Và nó thuộc vào một hệ thống kinh tế quốc dân. Và trong một thiết bị được cấu thành tạo nên một hệ thống thì nó được gọi là những phần tử của hệ thống điện. Nó chính là nơi sản sinh hoặc sản xuất, biến đổi và là nơi có thể truyền tải. Cũng là nơi tiêu thụ điện năng. Và cụ thể các thiết bị như: máy phát điện, máy biến áp, những loại dây dẫn các loại.
Các phần tử này thì nó đóng một vai trò và giữ nhiệm vụ điều khiển, điều chỉnh. Và có thể bảo vệ quá trình sản xuất hoặc là phân phối điện như: tự động điều chỉnh kích thích và bảo vệ rơ le, máy cắt điện…
Các chế độ của hệ thống điện
Để có thể lập được một hệ thống điện hoàn chỉnh thì ta người ta cần thiết lập trên 2 chế độ: chế độ xác lập và chế độ quá độ
- Đối với chế độ xác lập: Đầy là kiểu chế độ mà trong đó các thông số của chế độ thực tế không thể thay đổi theo thời gian. Và khi hệ thống có chế độ này thì nó được xác lập bình thường. Chế độ xác lập còn được sử dụng sau những sự cố.
- Đối với chế độ quá độ: Là kiểu chế độ mà trong đó các thông số chế độ biến thiên mạnh theo thời gian. Nó có thể là mạch ngắn, dao động công suất của các máy phát.
Đặc điểm các chế độ
Và trong chế độ xác lập bình thường thì nó được xem là chế độ làm việc thường xuyên của những hệ thống. Chính vì vậy, trong chế độ này thì nó cần đảm bảo đến độ tin cậy. Cũng như là chất lượng điện năng và kèm theo đó là những chỉ tiêu kinh tế. Và đối với các chế độ xác lập thì sau những sự cố; nó yêu cầu trên đây thì giảm đi. Và chế độ xác lập này nó sẽ không được kéo dài. Mà thay vào đó cần sự nhanh chóng chuyển về chế độ bình thường.
Đối với kiểu chế độ quá độ thì nó lại yêu cầu là phải thực hiện một quá trình kết thúc nhanh chóng. Để thực hiện quá trình này thì nó cần xác lập những chế độ xác lập. Những thông số chế độ được biến thiên ở trong một giới hạn cho phép.
Qua hai chế độ này thì ta có thể thấy được độ tin cậy về việc cung cấp điện và đảm được chế lượng điện năng. Và cũng giúp cho tính kinh tế của các chỉ tiêu cơ bản được đánh giá. Thông qua những chế độ làm việc cũng như là xây dựng được một cấu trúc của hệ thống điện trong những quá trình hoạt động bình thường. Còn đối với thời gian quá độ và biên độ của các thông số chế độ. Thì nó chính là những chỉ tiêu chủ yếu và được đánh giá nhờ các chế độ quá độ.
>>Xem thêm: Điện dân dụng là gì? Vai trò, đặc điểm và các loại điện dân dụng
Phân loại hệ thống điện
Đối với hệ thống điện thì nó được chia ra làm nhiều loại khác nhau. Ở mỗi loại thì lại có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Thường thì hệ thống điện được chia theo các dạng như: năng lượng được sử dụng. Hoặc theo dạng năng lượng sản xuất, theo thành phần các hộ tiêu thụ. Cuối cùng chính là sự tương quan về vị trí của các nhà máy điện và những hộ tiêu thụ. Và cụ thể ở mỗi loại hệ thống điện như sau:
Hệ thống điện theo nguồn cung cấp
Với hệ thống theo dạng nguồn cung cấp thì người ta sẽ chia nó ra làm 3 loại chính:
- Hệ thống gồm có những nhà máy nhiệt điện
- Hệ thống gồm có những nhà máy thủy điện
- Và hệ thống hỗn hợp bao gồm những nhà máy thủy điện và nhiệt điện
Và trong những loại hệ thống thì nó có những đặc điểm của từng loại hệ thống điện nói trên, thì nó được thể hiện rõ trong những dự án quy hoạch, những dự án cần bằng năng lượng và công suất. Hoặc thể hiện rõ những quy hoạch phát triển mạng điện và sử dụng những quy tắc phân phối công suất có tác dụng.
Hệ thống điện theo các hộ tiêu thụ năng lượng
Hệ thống điện theo hộ tiêu thụ năng lượng thì nó được chia thành những loại sau:
- Những hộ tiêu thụ và phụ tải chiếu sáng và được sử dụng trong những sinh hoạt hàng ngày.
- Các xí nghiệp công nghiệp
- Các hộ tiêu thụ hỗn hợp.
Và đối với những thành phần của hộ tiêu thụ năng lượng thì nó không những ảnh hưởng tới những đồ thị phụ tải mà nó còn quyết định đến những đặc tính của phụ tải đó. Nói một cách dễ hiểu hơn là việc tiêu thụ năng lượng nó phụ thuộc vào công suất tác dụng và độ phản kháng biến áp và tần số của nó. Và những chỉ tiêu này nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm được độ tin cậy khi cung cấp điện và độ điều chỉnh chất lượng điện năng.
Hệ thống điện theo tính chất vị trí tương quan giữa nhà máy phát điện và những trung tâm phụ tải
Trong việc phân loại kiểu này thì nó được chia thành những hệ thống điện như sau:
- Hệ thống điện tập trung: Loại hệ thống điện này thì nó có đặc điểm là không sử dụng đến những đường dây truyền tải. Vì đối với những nhà máy điện thì nó được đặt ở khoảng cách tương đối gần với những trung tâm phụ tải.
- Hệ thống điện kéo dài: Với kiểu hệ thống này thì nó có đặc điểm khác với hệ thống điện tập trung. Chính là nó sử dụng đến những đường dây truyền tải năng lượng từ xa và có mạng lưới phát triển. Vì những nhà máy điện thường được xây dựng ở gần nguồn nhiên liệu. Nên hệ thống nó xa với những trung tâm phụ tải. Vì vậy mà khi truyền tải điện năng tới trung tâm thì nó cần sử dụng đến những mạng lưới khá dài.
Các kiểu mạng điện trong hệ thống điện
Như bạn đã biết thì hệ thống điện là một hệ thống vô cùng lớn và nó cần đến những loại mạng điện để giúp cho nó có thể cung cấp điện đến với những hộ tiêu thụ. Và cụ thể mạng điện là:
Mạng điện là những trạm biến áp, các đường dây tải điện. Và những trạm biến áp nó thì nó có nhiệm vụ là nối các đường dây và cấp điện áp khác nhau trong mỗi hệ thống. Và đây cũng là nơi trực tiếp cung cấp các nguồn điện năng cho những hộ tiêu thụ.
Tiêu chuẩn điện áp cao thấp và khoảng cách dẫn điện.
Với mạng điện thì nó được chia ra làm hai loại chính:
- Mạng điện khu vực: Đối với mạng điện này thì nó là nơi cung cấp cũng như là phân phối điện cho cả một khu vực rộng lớn. Và nguồn điện áp của mạng điện khu vực thông thường thì nó rơi vào mức 110kV hoặc là 220kV.
- Mạng điện địa phương: Đối với mạng điện địa phương thì nó giống như mạng điện công nghiệp, thành phố, nông thôn. Tuy nhiên, nó chỉ nguồn cấp nguồn điện năng trong một phạm vi hẹp. Và nguồn điện áp của mạng điện địa phương thì nó thường rơi vào mức 6 kV, 10kV, 22kV hoặc là 35kV.
Tiêu chuẩn mạng điện theo hình dáng
Trong mạng điện thì nó có 2 hình dáng chính:
- Mạng điện hở: Đây là loại mạng điện mà những hộ tiêu thụ sẽ được cung cấp điện chỉ ở một phía. Và mạng lưới điện này thì có kiểu vận hành khá là đơn giản, giúp người dùng dễ dàng tính toán nhưng về mức bảo đảm liên tục cho việc cung cấp điện thấp.
- Mạng lưới kín: Với dạng mạng lưới điện này thì những hộ tiêu thụ có khả năng nhận điện ít nhất từ hai phía. Tuy nhiên mạng lưới này thì khó có thể tính toán, cách thức vận hành thì phức tạp hơn. Nhưng nó lại có ưu điểm là có thể đảm bảo điện được cung cấp liên tục.
Xem thêm: Quy trình lắp đặt hệ thống điện
Phân loại theo công dụng của mạng điện
Với công dụng thì mạng điện được chia ra làm 2 loại:
- Mạng điện truyền tải: Đây là loại mạng điện truyền tải điện năng cho đến những trạm phân phối và cung cấp cho những mạng lưới điện phân phối.
- Mạng điện phân phối: Đây chính là loại mạng điện phân phối trực tiếp đến những hệ tiêu thụ như: động cơ điện, máy biến áp.
Và dù ở công dụng nào thì khi thiết kế ta thường gộp tất cả các mạng phân phối lại rồi tính đến mạng truyền tải. Rồi mới tính đến từng mạng phân phối riêng.
Mạng điện theo chế độ trung tính
Loại này được chia ra làm 2 loại:
- Mạng điện 3 pha trung tính: Đây là cách điện đối với đất hoặc là nối đất qua cuộn dập hồ quang. Và nó còn được gọi là mạng điện có dòng chạm đất nhỏ.
- Mạng điện 3 pha trung tính nối đất trực tiếp. Với mạng này thì nó sử dụng đến mức điện áp 22kV và 110kV và trở lên đều có trực tiếp nối đất.
Theo cấp điện áp
Với loại cấp điện áp thì nó được chia ra làm 3 loại:
- Mạng điện hạ áp: sử dụng nguồn điện áp nhỏ hơn 1kV
- Mạng điện cao áp: sử dụng đến nguồn điện áp đến 1kV cho đến 220kV
- Mạng điện siêu cao áp: là mạng điện sử dụng nguồn điện áp 220kV.
Ứng dụng của hệ thống điện là gì?
- Hệ thống điện được sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Từ những hộ gia đình cho đến hệ thống sản xuất công nghiệp.
- Được sử dụng trong những máy sản xuất bia rượu, thực phẩm, hệ thống dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử…
- Hệ thống sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của những hộ gia đình.
- Ứng dụng trong những hệ thống phòng cháy chữa cháy. Hoạt động camera giám sát, hệ thống máy bơm nước…
- Sử dụng trong những hệ thống tưới tiêu của nông nghiệp. Hệ thống nuôi trồng thủy sản trong lâm nghiệp…
Trên đây là những thông tin liên quan đến hệ thống điện là gì? Phân loại hệ thống điện là gì? Mong qua bài viết của vancongnghiephp. com có thể giúp cho bạn đọc hiểu thêm về hệ thống điện. Cũng như là những loại hệ thống điện khác nhau hiện nay. Ngoài ra, về điện thì bên công ty chúng tôi còn cung cấp những sản phẩm về thiết bị công nghiệp như: van bi điều khiển điện, van bướm điều khiển điện…. Và quý khách có nhu cầu có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline để được nhân viên tư vấn về từng sản phẩm.
Xem chi tiết các bài viết kiến thức chuyên ngành