Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm

Van bướm là loại van công nghiệp có thiết kế hình cánh bướm, dùng để điều tiết, hay đóng mở dòng lưu chất nhờ bộ phận đĩa van có thể xoay quanh trục với các góc khác nhau.

Van được điều khiển bởi hệ thống dẫn động từ thiết bị điều khiển có thể là tay gạt, tay quay, bộ điều khiển tự động tác động lên trục van và đĩa van khiến chúng xoay theo góc tùy ý. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm.

 1, Cấu tạo của van bướm

Các loại van cánh bướm có cấu tạo chung gồm 2 bộ phận chính đó là phần thân và bộ phận điệu khiển:

  • Phần thân van kết nối với đường ống và đóng mở, tiết lưu lượng của dòng nước.
  • Bộ phận điều khiển: Đây là bộ phận điều khiển van đóng mở hay tiết lưu dòng chảy. tùy vào các loại  bộ phận điều khiển mà ta có: van bướm tay gạt, van bướm tay quay, van bướm điều khiển điện hay van bướm điều khiển khí nén.
Van bướm - cấu tạo bản vẻ
Van bướm – cấu tạo bản vẻ

Các bộ phận của van cánh bướm bao gồm:

Thân van.

Thân van là dạng khối đúc liền (bằng kim loại hoặc tùy vào yêu cầu sử dụng). Bên ngoài thân van có các lỗ dùng để cố định van trên đường ống bằng bulong và đai ốc. Van bướm thường được làm từ vật liệu như: thép, gang, inox…

Đĩa van:

Đĩa van được xem là một trong những bộ phận quan trong nhất của van. Là bộ phận trực tiếp dùng để đóng, mở hoặc điều tiết dòng chảy đi qua bộ phận tay quay, tay gạt. Đĩa van đóng mở có dạng cánh bướm, được gắn cố định với một đầu của trục van bằng các chốt hãm hoặc bulong. Đĩa van có thể xoay một góc 90 độ so thân van.

Do đĩa van luôn phải ngâm trong lưu chất nên được chế tạo từ các chất liệu có độ cứng, độ bền cao, khả năng chịu lực và ăn mòn tốt. Tùy vào môi trường hoạt động mà ta nên chọn chất liệu đĩa van cho phù hợp

Thân van bướm được làm bằng inox
Thân van bướm được làm bằng inox

Trục van

Là trục truyền động, được làm từ hợp kim chịu lực có độ bền cao và ít bị ăn mòn, thường được làm từ Inox. Trục van một đầu gắn với đĩa van, một đầu gắn các thiết bị điều khiển. Thường được đặt ở trung tâm van bướm. Trục van là một trong những bộ phận quan trọng có nhiệm vụ truyền momen xoắn từ các thiệt bị truyền động đến cánh van để đóng mở van.

Bộ phận điều khiển:

Đây là bộ phận điều khiển hoạt động đóng mở hay tiết lưu dòng chảy. Dựa vào bộ phận điều khiển ta có thể chia van bướm thành 4 loại khác nhau: Van bướm tay gạt, van bướm tay quay, van bướm điều khiển điện hay van bướm điều khiển khí nén. Trong đó van bướm tay quay  và tay gạt là cơ chế hoạt động thủ công nên có giá thành rẻ hơn so với bộ điều khiển tự động khí nén, điện.

Bộ phận làm kín:

Bộ phận làm kín giúp cho van hoạt động tốt và không cho nước, khí nén rò rỉ ra bên ngoài. Thông thường thì gioăng làm kín sẽ luôn được đúc cao hơn so với phần thân, có dạng gờ và dạng gioăng kín không gờ. Thường được làm bằng cao su, PDFE, TEFLON

2, Nguyên lý hoạt động của van bướm

Khi nhìn qua về hình dáng cấu tạo của van bướm ta cũng có thể  đoán được phần nào về nguyên lý hoạt động của van bướm.  Đĩa van xoay quanh trục để đóng mở và tiết lưu dòng chảy của nước. Khi tiến hành quay tay quay theo ngược chiều kim đồng hồ là thực hiện quá trình mở van. Ngược lại khi quay tay quay theo cùng chiều kim đồng hồ là hiện quá trình đóng van.

Cánh van xoay đóng mở một góc 90 độ. Khi van mở hoàn toàn, cánh van và trục van vẫn nằm trong môi chất nên ngăn cản dòng chảy. Áp suất khi qua van sẽ bị sụt áp một chút.

Ở trạng thái đóng hoàn toàn, đĩa van sẽ ở vị trí song song với thân và chắn ngang không cho lưu chất đi qua. Khi tác động lực đẩy vào thiết bị điều khiển lực tác động truyền đến trục van và đĩa van, khiến đĩa van xoay theo góc mở.

Khi đó, dòng lưu chất đã được mở, có thể chảy qua van với lưu lượng tùy thuộc góc mở của đĩa van. Và trạng thái mở hoàn toàn tương ứng vị trí góc mở của đĩa van vuông một góc 90 độ với thân van.

>> Xem thêm: Butterfly valve là gì?

Một số lưu ý khi lắp đặt và sử dụng van bướm

  • Đặt van bướm ở vị trí mở ¼ trước khi lắp đặt để tránh làm biến dạng miếng đệm(sleeve) do xiết quá chặt, làm kẹt và rò rỉ.
  • Đường kính của 2 đường ống lắp van bướm phải bằng nhau để đảm bảo không gian hoạt động cho đĩa van.
  • Cần phải có một khoảng cách mặt bích vừa đủ để lắp van để không làm hư hại miếng đệm(sleeve)
  • Xiết chặt các ốc, vít từ từ theo mặt phẳng
  • Không sử dụng miếng đệm (gasket) giữa  mặt bích và van
  • Kích thước mặt bích phải đồng nhất kích thước van
  • Không được hàn mặt bích gần Van Bướm đã được lắp đặt.
  • Đối với van bướm đường kính lớn, khi lắp đặt thì ưu tiên lắp van với trục ti nằm ở vị trí ngang
Van bướm và ứng dụng được lắp đặt
Van bướm và ứng dụng được lắp đặt

Nếu quý khách còn đang phân vân thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.

Công ty TNHH và TM Tuấn Hưng Phát – Địa chỉ phân phối van bướm uy tín hàng đầu tại thị trường Việt Nam

  • VPGD: Số 25, liền kề 13, KĐT Xala, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội.
  • Hotline: 0865.972.968
  • Email: duc@tuanhungphat.vn

>> Có thể bạn chưa biết: Ứng dụng của van bướm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mr. Đức: 0865 972 968 Zalo 0865972968Zalo