Trong bài trước chúng ta đã đề cập đến máy nén khí, máy sấy khí nén, hôm nay hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu khái niệm chính xác bình tích áp khí nén là gì? Bình chứa khí nén này có những loại nào? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nén khí? Ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Bình tích áp khí nén là gì?
Bình tích áp khí hay còn gọi là bình chứa khí có vai trò chứa khí nén đã được tạo ra từ máy nén khí. Ngoài ra, bình tích áp này còn có chức năng điều hòa và cân bằng các áp lực bên trong hệ thống thủy lực hiệu quả.
Bình chứa khí thường được thiết kế theo dạng hình trụ với các chất liệu được làm từ kim loại có độ bền và khả năng chịu lực cao. Phía ngoài vỏ sẽ được sơn thêm 1 lớp sơn tĩnh điện để tránh cho bình bị oxy hóa, ăn mòn với các tác động từ môi trường làm việc. Vì thế, sản phẩm này được sử dụng nhiều trong các ngành nghề thực phẩm, chế biến, phòng cháy chữa cháy,…
==> Xem thêm: Van bi khí nén giá tốt
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình tích áp khí
Cấu tạo của bình tích áp khí nén
Cấu tạo của bình tích áp khí nén sẽ bao gồm các bộ phận sau:
- Vỏ bình: Bộ phận này thường dùng các loại chất liệu như: thép, inox hay nhựa composite, nên có thể làm việc trong nhiều môi trường và vị trí lắp đặt khác nhau. Thêm vào đó, các chất liệu này sẽ giúp cho bình có khả năng chống ăn mong, hạn chế va đập, oxy hóa và chịu được áp lực tốt.
- Ruột bình: Phần lõi bình chứa được làm từ chất liệu cao su tổng hợp EPDM nên có khả năng ngăn cách áp suất và khí nitơ rất tốt. Nó cũng là bộ phận kết nối với khí nén ra vào.
- Rơ le: Bộ phận này có vai trò tự đóng/mở khí nén khi bình chứa đã đầy hoặc cạn.
- Đồng hồ đo áp suất: Giúp người sử dụng có thể theo dõi áp suất khí và sức ép bên trong bình chứa dễ dàng.
- Mặt bích: Có chức năng kết nối với ruột bình và những kết nối bên ngoài. Bộ phận này cũng có chức năng hạn chế tối đa tình trạng bị biến dạng và tạo độ bóng cho bình tích áp khí.
- Các đầu nối: Sẽ có 5 loại đầu nối trong bình chứa là: nối đồng hồ, ống dẫn khí vào, ống dẫn khí ra, rơ le và đầu nối vào bình.
Nguyên lý làm việc của bình tích áp khí
Khi máy bơm hoạt động thì một lượng khí nén đã được nạp vào trong ruột bình thông qua cửa khí, thì lượng khí sẽ tăng dần lên tới một mức áp lực nhất định. Nếu có một thiết bị khác có nhu cầu sử dụng khí nén thì máy sẽ chỉ cần bơm áp suất vào bình thì lưu lượng khó sẽ được trích ra nhanh chóng.
==> Xem thêm:Bộ tách nước khí nén là gì? Cách vận hành như thế nào?
Phân loại của bình chứa nén khí
Bình tích áp sẽ được phân loại dựa vào chức năng của nó. Cụ thể là:
- Bình tích áp thủy khí: Với thiết kế nhỏ gọn và có khả năng tích trữ khí ở mức cao nhất. Và thiết bị này được dùng rất nhiều trong đời sống và các ngành công nghiệp khác nhau. Tuy nhiên nó lại có nhược điểm là phụ thuộc nhiều vào quá trình đa biến khi khí nén giãn ra.
- Bình tích áp lò xo: Là dạng bình mini nên có công suất thấp, áp suất tạo ra sẽ phụ thuộc nhiều vào cấu tạo của mỗi loại lò xo khác nhau.
- Bình tích áp tải trọng: Thiết bị này có dung tích và model lớn nhưng lại không trữ được nhiều năng lượng. Áp suất khí nén ổn định nhưng lại không có quán tính và chứa được nhiều. Tuy nhiên bù lại nó lại có giá thành rẻ, cấu tạo đơn giản.
Các sự cố thường gặp khi dùng bình tích áp
Cho dù bạn có sử dụng các loại bình chứa khí nén tốt, chất lượng từ những thương hiệu nổi tiếng, thì sẽ có lúc gặp phải một vài sự cố khi dùng sau đây!
Điều mà chúng ta cần phải làm chính là thường xuyên kiểm tra để nếu xảy ra lỗi sẽ có thể xử lý và khắc phục nhanh chóng để quá trình vận hành diễn ra ổn định. Cụ thể là:
- Bình tích áp khí thủy lực và khí nén sẽ bị tràn nước vào
Hiện tượng này sẽ xảy ra khi bạn đặt bình ở vị trí không cân bằng, vị trí lắp không phù hợp và đặt ngay trên mặt đất. Vì thế, để khắc phục tình trạng này thì người ta sẽ thiết kế ra một chiếc kệ để lắp bình tích áp và chọn một mặt phẳng để tiến hành lắp đặt.
Và khi kiểm tra một vài bình có thể thấy rằng các kim loại nặng đã bám vào trong bình, khiến cho quá trình nạp xả bị cản trở. Từ đó ruột bình sẽ bị cứng hơn và khả năng hoạt động cũng kém dẫn đi. Hay một vài hệ thống dùng nước có clo lâu dài khiến ruột bình bị giòn và cần thay thế định kỳ để đảm bảo hoạt động tốt.
Trong quá trình kiểm tra cũng nên chú ý đến van một chiều của bình để xem nó có hoạt động ổn định không.
- Bình tích áp khí bị giảm hoặc mất áp suất
Khi xảy ra tình trạng này cần kiểm tra ngay van nén, van xả và phần vỏ của bình chứa khí. Nếu như vỏ đang bị nứt hay vỡ hoặc bị oxy hóa dẫn đến việc làm thất thoát khí và áp suất. Cách tốt nhất là thay vỏ mới và cần đảm bảo chọn hàng chất lượng, chính hãng và đã qua kiểm định.
Nếu như trường hợp van nén hoặc van xả bị hỏng cũng cần phải thay mới để bình có thể hoạt động như bình thường.
- Bình chứa khí nén có áp suất tăng quá cao
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này chính là lượng môi chất nạp vào bình đang vượt ngưỡng giới hạn cho phép so với lượng được xả ra bên ngoài. Ngoài ra nó cũng có thể là do quá trình vận chuyển không đúng quy trình hay để ở những nơi ánh mặt trời trực tiếp chiếu vào.
- Bình tích áp bị rò rỉ nước ra ngoài
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do vỏ bình bị vỡ hoặc thủng. Và cách xử lý nhanh chóng nhất là thay bình mới. Ngoài ra việc bình bị rò rỉ nước cũng có thể là do trong quá trình lắp đặt được đường ống và đầu kết nối không kín
Để phòng ngừa trường hợp này xảy ra thì cần phải lên kế hoạch kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện ra các lỗi sớm nhất.
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn biết được chính xác khái niệm bình tích áp khí nén là gì? Thêm vào đó cũng nắm bắt được các lỗi hay xảy ra để có thể khắc phục và sửa chữa nhanh chóng.