Sợi polyester là một trong những loại sợi tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp may mặc, dệt may. Với khả năng chống nhăn, chống co rút và dễ dàng bảo quản, sợi polyester đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho những người yêu thích thời trang. Để hiểu rõ hơn về chất liệu này, đừng bỏ lỡ bài viết tổng hợp dưới đây của chúng tôi nhé.
Polyester là gì?
Polyester có tên đầy đủ là polymer polyethylene terephthalate viết tắt là PET. Là một loại polymer nhân tạo tổng hợp. Polyester được tạo ra từ than đá, dầu mỏ và không khí được gọi là ethylene. Về cơ bản, polyester có bản chất là một loại nhựa được tạo thành nhờ quá trình hóa học trùng hợp với 4 loại sợi: sợi thô, sợi xơ, sợi fiberfill và sợi filament.
Hiện nay, polyester ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: sản xuất bình đựng nước, chai nhựa…. Đặc biệt, khi được chế biến thành sợi, polyester trở thành một trong những loại vải phổ biến nhất trên thị trường. Vì vải có đặc tính nhẹ, bền, dễ giặt và khô nhanh. Và được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm may mặc, gia dụng, nội thất và các ứng dụng công nghiệp khác.
Nguồn gốc sợi polyester
Sợi polyester được phát hiện bởi Wallace Carothers – một nhà hóa học người Mỹ. Ông làm việc tại DuPont vào những năm 1920 và 1930. Sau đó phải đến những năm 1940 – 1941 chất liệu này mới được các nhà khoa học người Anh tiếp tục triển khai nghiên cứu mở rộng.
Đến năm 1950, DuPont đã tiến hành sản xuất sợi polyester. Và đơn vị này rất nhanh chóng trở thành một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Và sợi polyester sau đó cũng được sử dụng phổ biến, rộng rãi. Điển hình là những năm 1970 tại Mỹ các thước phim quảng cáo và poster được treo đầy ở khắp nơi với nội dung giới thiệu về polyester.
>>> Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Nhựa PVC, uPVC là gì?
Ưu, nhược điểm của sợi polyester
Ưu điểm:
- Khả năng chống nhăn, chống nước cực kỳ tốt
- Bề mặt phẳng, bóng mịn, khả năng thấm hút nhanh. Dễ dàng vệ sinh, làm sạch mà không mất nhiều thời gian.
- Dễ nhuộm màu, thành phẩm lên màu đẹp, giữ màu tốt, bền ít khi bị phai màu.
- Độ bền cao, chịu được nhiều loại hóa chất, dễ dàng giặt ủi, sấy khô với chế độ giặt mạnh.
- Có khả năng chống nấm mốc, vi khuẩn tốt, khó bám bẩn.
- Chống tia UV tốt, giúp người sử dụng tránh được các tác hại từ tia cực tím. Bảo vệ làn da và tránh được các vấn đề về sức khỏe.
- Giá thành rẻ phù hợp với đa dạng phân khúc khách hàng.
Nhược điểm:
- Khá dày, chất vải nóng dễ tạo cảm giác nóng bức, nặng nề.
- Trọng lượng lớn, kết cấu dày
- Khả năng phân hủy thấp vì là loại vải tổng hợp hóa học nên dễ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Dễ cháy và trong trường hợp xảy ra cháy có thể tạo ra các khói độc hại và gây nguy hiểm cho người xung quanh.
Quy trình sản xuất vải polyester
Về cơ bản, quy trình sản xuất varii polyester gồm 6 giai đoạn chính dưới đây:
-
Phản ứng trùng hợp
Đầu tiên, cho dimethyl terephthalate phản ứng với ethylene glycol ở điều kiện nhiệt độ 150°C – 210°C. Trong quá trình phản ứng xảy ra sẽ thêm vào một số chất xúc tác. Kết thúc quá trình này sản phẩm được tạo ra là alf monomer. Tiếp tục cho tác dụng với axit terephtalic và tăng thêm nhiệt độ lên đến 280°C. Kết quả của phản ứng sẽ tạo thành sợi polyester. Sợi này sẽ được nung chảy sau đó ép lại thành những mảng dài.
-
Làm khô vải poly
Thành phẩm sợi polyester ở giai đoạn 1 sẽ được đưa đi làm lạnh và cắt thành hạt để dễ dàng. Tiện lợi cho quá trình bảo quản và thành phẩm có chất lượng đồng đều.
-
Kéo sợi
Tiếp tục đun nóng chảy các hạt polyester ở nhiệt độ 260 – 270 độ C để tạo thành dung dịch và bỏ vào bình chứa kim loại chịu nhiệt có các lỗ nhỏ. Tại đây, các sợi polyester sẽ được tạo thành nhờ đi qua các lỗ nhỏ của bình chứa. Ở giai đoạn này có thể bổ sung thêm các chất hóa học để cải thiện các khả năng chống cháy, chống tích điện… cho sợi polyester.
-
Kéo căng
Tiến hành kéo căng các sợi polyester theo đường kinh tùy ý. Lưu ý cần dựa vào độ dảy mỏng khác nhau của các sợi để kéo căng độ dài tương ứng khác nhau. Nếu kéo càng giãn tì độ dày và đường kính sẽ càng nhỏ.
-
Cuốn sợi
Tiến hành cuốn các sợi polyester vào ống sợi lớn để tiện lợi cho quá trình vận chuyển đến giai đoạn tiếp theo.
-
Dệt vải
Cuối cùng là dệt vải từ các sợi polyester đã được sản xuất ra ở giai đoạn trước.
Ứng dụng vải polyester
Vải polyester là một loại vải nhân tạo được sản xuất từ sợi polyester, có đặc tính bền, đẹp và có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình:
- Sản xuất quần áo thể thao, quần áo bơi, áo khoác, áo sơ mi và đồ lót. Đặc tính bền và chống nắng của vải polyester làm cho nó trở thành lựa chọn phổ biến cho các sản phẩm đồng phục.
- Nội thất và trang trí, cụ thể là sản xuất rèm cửa, tấm phủ giường, gối và thảm trải sàn…
- Được sử dụng làm vật liệu cách nhiệt và chống thấm trong công trình xây dựng, như mái che, tấm lợp và bạt che.
- Sản xuất các sản phẩm túi xách, balo, túi du lịch, bao đựng laptop và các sản phẩm đựng đồ khác.
- Sản xuất các sản phẩm thể thao như bóng đá, bóng chuyền, quần áo thể thao, áo khoác gió và giày thể thao. Vải polyester có khả năng chống nắng tốt và có thể giúp hút ẩm, làm cho nó trở thành vật liệu lý tưởng cho các sản phẩm thể thao.
- Trong sản xuất các sản phẩm công nghiệp như lọc khí, lọc nước, lọc dầu và túi giữ nhiệt.
Kết luận
Với sự phát triển của công nghệ, sợi polyester đã được cải tiến và ngày càng hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nhờ các tính năng ưu việt, sợi polyester đã trở thành một lựa chọn phổ biến trong ngành may mặc, dệt may, sản xuất đồ nội thất… đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành sản xuất.
>>> Mời bạn tìm hiểu thêm về: Gang là gì? Tính ứng dụng của gang