Để lắp đặt và đấu nối van bướm điều khiển bằng điện phù hợp với các hệ thống đường ống, thiết bị mà quý bạn đọc cần phải kiếm tra kỹ hệ thống trước khi lắp. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần lưu ý đến cách lắp để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Để tìm hiểu rõ hơn, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu dưới đây!
Van bướm điều khiển bằng điện là gì?
Van bướm điện (van bướm điều khiển bằng điện) là sự kết hợp giữa bộ truyền động điện và van bướm để sử dụng trong đường ống nhằm giúp van đóng mở tự động. Van bướm điện có thể sử dụng để đóng mở on/off hoặc đóng mở tuyến tính theo các góc khác nhau, điều khiển vận hành từ xa và gửi tín hiệu đến trung tâm điều khiển.
Van bướm điện có khả năng làm việc với nhiều lưu chất khác nhau, sử dụng trong đa dạng các loại môi trường. Van bướm điện có đa dạng kích cỡ, giá thành rẻ hơn so với các dòng van tự động cùng kích cỡ như van bi, van cổng điện. Vì thế nên van bướm điện rất thông dụng. Đặc biệt là những hệ thống cấp thoát nước, hệ thống PCCC, hệ thống Chiler,…
Van bướm điện Haitima – Đài Loan
Tìm hiểu về động cơ điện điều khiển van bướm
Động cơ điện điều khiển van bướm (Electric actuator) là bộ phận quan trọng nhất của van. Thông thường bộ phận này thường được sản xuất riêng biệt và không đồng bộ với thân van. Vì thế nên Quý khách hàng muốn mua bộ truyền động riêng để về lắp với van bướm đã có sẵn cần được nhà cung cấp tư vấn kĩ càng các thông số về lực kéo khi lắp đặt sao cho phù hợp.
Thiết bị này thông dụng với các nguồn điện cấp là 220V, 24VDC và 380V ở những size lớn. Vì vậy, van bướm điện cũng có thể dễ dàng lắp đặt ở mọi địa phương.
Bộ điều khiển van bướm điện hiện nay có 2 dạng động cơ giúp van vận hành ở 2 dạng:
- Động cơ điện on/off: giúp van bướm đóng hoàn toàn và mở hoàn toàn cho một hành trình
- Động cơ điện tuyến tính: giúp van bướm đóng mở tự động theo phần trăm góc mở bằng tín hiệu analog 4~20 mA
Động cơ điện điều khiển van bướm Tuấn Hưng Phát nhập khẩu trực tiếp từ các thương hiệu uy tín về van công nghiệp hiện nay, đó là Haitima – Đài Loan và Kosaplus – Hàn Quốc. Hiện nay chúng tôi đang độc quyền phân phối tại Việt Nam với giá cạnh tranh nhất, chế độ bảo hành dài hạn.
Ngoài sử dụng cho van bướm, bộ điều khiển này có thể dùng chung được với van bi. Tuy nhiên, lực kéo cho van bi thường lớn hơn lực kéo của van bướm cùng kích cỡ nên cần phải sử dụng động cơ có công suất lớn hơn cho van bi. Vì vậy ở cùng một kích cỡ thì giá thành van bướm điện vẫn rẻ hơn van bi điện.
Sơ đồ mạch điện của động cơ điện điều khiển van
Hiện nay chúng tôi đang phân phối độc quyền 2 động cơ điện điều khiển van của Hàn Quốc và Đài Loan với đầy đủ các giấy tờ, chứng chỉ COCQ của nhà sản xuất. Mỗi sản phẩm của mỗi hãng và các model khác nhau của từng hãng đều có những sơ đồ đấu nối mạch điện khác nhau. Và tất nhiên cách đấu nối của động cơ điện 1 chiều, xoay chiều, điện 3 pha sẽ không giống nhau. Hãy tìm hiểu về các model của 2 hãng dưới đây nhé:
* Động cơ điện điều khiển van Kosaplus – Hàn Quốc
Các model: KE002, KE004; KE005 ; KE006; KE008; KE010; KE016; KE028; KE040; KE050; KE080; KE120
* Động cơ điện điều khiển van Haitima – Đài Loan
Các model: HTE-02; HTE-03; HTE-05; HTE-08; HTE-10; HTE-15; HTE-20; HTE40; HTE-60; HTE-100
Van bướm điều khiển điện Kosaplus Hàn Quốc
Cách đấu nối van bướm điều khiển điện
Như tôi đã nói thì sơ đồ mạch điện của động cơ van Kosaplus, Haitima hay các động cơ điện của các hãng khác sẽ có sự khác nhau về bảng mạch. Ngoài ra, trong cùng một hãng thì ở từng model, từng điện áp và từng dạng điều khiển cũng sẽ khác nhau.
Nếu bạn đang sử dụng sản phẩm của chúng tôi hoặc những sản phẩm tương tự mà đang khó khăn trong cách đấu nối. Hãy liên hệ ngay với tôi để được trợ giúp sớm nhất qua Hotline 0865.972.968 và email duc@tuanhungphat.vn. để được hỗ trợ nhanh chóng về mặt kỹ thuật và báo giá tốt nhất hiện nay.
Dưới đây là bảng mạch và cách đấu nối model KE002 điều khiển on/off sử dụng nguồn cấp 220 VAC của hãng Kosaplus – Hàn Quốc
Hình ảnh sơ đồ đấu dây động cơ điện Kosaplus Model: KE002 điện áp 220VAC
Dựa trên hình ảnh, chúng ta chỉ cần quan tâm đến 3 dây RED (đỏ), WHITE (trắng), BLACK (đen) và ba dây này dùng để điều khiển hoạt động của động cơ, còn các dây còn lại dùng để báo đèn về tủ điều khiển.
Cụ thể: dây đỏ là dây chung chung, khi chúng ta đấu dây đỏ và dây trắng thì van sẽ mở, còn kết nối dây đỏ và dây đên thì van sẽ đóng lại. Bên trong động cơ có công tắc hành trình giới hạn hoạt động của động cơ. Khi động cơ quay 1 tru trình đóng mở từ 0 – 90 độ sẽ tự ngắt.
Và khi đã đấu nối thành công bảng mạch trong bộ điều khiển, các bạn cần vận hành thử van trong vòng vài giờ và liên tục kiểm tra xem thiết bị có gặp sự cố như: rò rỉ, lỗi hư hỏng hay van không hoạt động. Nếu như không có vấn đề gì, có thể cho bộ điều khiển điện này hoạt động bình thường.
>> Xem thêm: Bảng giá van bướm điện tốt nhất
Những lưu ý khi đấu nối van bướm điều khiển bằng điện
- Lưu ý các hệ thống có chứa lưu chất với mức nhiệt độ và áp lực làm việc đúng theo thông số của van bướm điện.
- Đảm bảo quá trình đấu nối dây điện an toàn và trang bị đầy đủ các thiết bị chống nhiễm điện. Không nên lắp đặt tại những nơi quá ẩm ướt, rơi nước vào đầu điều khiển điện.
- Nên lắp các đường dây theo đúng hướng dẫn từ nhà phân phối hay nhà sản xuất đã quy định, giúp van hoạt động ổn định, an toàn và bền bỉ.
Trên đây là bài viết giới thiệu sơ qua về dòng van bướm điều khiển bằng điện và hướng dẫn cách đấu nối van bướm điều khiển điện chính xác. Mong rằng, qua bài viết này sẽ mang đến nhiều kiến thức bổ ích tới quý bạn đọc. Để biết thêm các thông tin chi tiết về những bài viết hay liên quan tới dòng van bướm điều khiển điện nói riêng và van công nghiệp nói chúng, mời các bạn truy cập ngay vào trang website: vancongnghiephp.com