Trong thời buổi hiện nay, việc áp dụng các công nghệ hệ thống xử lý thải công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp… Để cần sử dụng đến công nghệ, phương pháp hiện đại và tiên tiến với khả năng loại bỏ được các chất độc hại cao. Và để giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về hệ thống xử lý khí thải, chúng ta sẽ cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây.
Hệ thống xử lý khí thải là gì?
Hệ thống xử lý khí thải hay còn được gọi là xử lý khí thải. Đây là một quá trình làm sạch lượng khí thải được thải ra trong quá trình hoạt động của nhà máy hoặc xí nghiệp… thoát ra bên ngoài. Và tùy thuộc vào từng đặc tính sản xuất của từng nhà máy, xí nghiệp mà khí thải thoát ra ngoài môi trường sẽ có thành phần, tính chất khác nhau. Những chất thải này nếu không được xử lý thì sẽ ảnh hưởng xấu con người cũng như môi trường tự nhiên.
Vì vậy, để có thể tránh được những ảnh hưởng tiêu cực này thì mỗi nhà máy công nghiệp, xí nghiệp… sẽ cần phải có một hệ thống xử lý khí thải. Hệ thống này có thể xử lý triệt để khí thải, trả lại cho môi trường một môi trường sống an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của người.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý khí thải
Cấu tạo của xử lý khí thải
Tùy thuộc vào nguồn phát sinh khí thải, bụi, khí độc trong quá trình hoạt động của nhà máy. Cũng như phương pháp xử lý áp dụng mà hệ thống xử lý được lắp đặt với các bộ phận khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung cấu tạo phổ biến của hệ thống này là:
- Quạt bụi và khí thải
- Những thiết bị xử lý khí
- Hệ thống điều khiển bằng điện
- Một hệ thống đường ống dẫn
- Bể chứa có diện tích phù hợp
- Thiết bị bơm tuần hoàn
- Cổng thoát khí ra ngoài
Cơ chế hoạt động của hệ thống xử lý
Quá trình vận hành, hoạt động và quy trình xử lý khí thải của hệ thống này rất chỉn chu, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, không quá phức tạp, cụ thể như sau:
Khi lượng khí thải độc hại, bụi phát sinh từ quá trình hoạt động, sản xuất ở trong xưởng, nhà máy… Thì nó sẽ được hệ thống chụp hút, các cửa gió và quạt hút lại.
Tiếp đến, nó sẽ được chuyển đến các thiết bị xử lý. Ở đây thì các thành phần của khí thải sẽ được xử lý.
Quá trình tiếp theo là khi bụi được tách riêng theo một đường thải ra ngoài. Khí độc sẽ được hấp thụ và các chất hấp thụ đó sẽ được vận chuyển ra ngoài. Hoặc trung hòa thành các chất không có hại đến với môi trường.
Công dụng nổi bật của hệ thống xử lý khí thải
Sở dĩ khẳng định rằng việc lắp đặt hệ thống xử lý chính là điểm quan trọng, cấp thiết đối với doanh nghiệp. Bởi vì hệ thống này sẽ mang đến hàng loạt công dụng và những lợi ích khác nhau. Cụ thể như sau:
- Có thể gom các hỗn hợp khí thải, bụi, chất thải độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất. Không để chúng kịp phát tán ra bên ngoài môi trường.
- Xử lý khép kín các chất thải độc hại này và làm sạch chúng trước khi thải ra bên ngoài môi trường.
- Khả năng bảo vệ sức khỏe người lao động và người sống xung quanh khu vực các nhà máy, xưởng phát sinh khí thải.
- Góp phần làm tăng hiệu hiệu suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
- Góp phần bảo vệ các trang thiết bị trong nhà máy, xưởng bền bỉ hơn. Đây chính là thiết bị góp phần bảo vệ môi trường một cách hiệu quả và tối ưu nhất.
>>> Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Top 5 công nghệ xử lý nước thải tốt nhất
Các phương pháp xử lý khí thải phổ biến
Trên thị trường hiện nay, ta vẫn có thể sử dụng các phương pháp phổ biến và kèm theo những công nghệ tiến tiến. Và trong mục này, ta sẽ đi tìm hiểu các phương pháp xử lý phổ biến nhất
Phương pháp xử lý khí thải bằng tháp hấp thụ
Đây là phương pháp xử lý khí thải, giảm bụi và loại bỏ khí độc trong khí thải công nghiệp. Những tháp này có cấu trúc giống nhau với phần lõi bên trong được lắp đặt thêm các chi tiết như: màng lọc, giàn phun sương, tấm tách nước và vách ngăn. Ở trong mỗi hệ thống sẽ được thiết kế phù hợp với đặc trưng của từng nguồn thải. Hiệu suất lọc bụi của tháp này rất cao, đạt 99% hạt có kích thước nhỏ và giảm 4-060% nhiệt độ khí thải.
Dung dịch dàn phun thường là các chất như: NaOH, KOH, K2CO3, Na2CO3, CaCO3, Ca(OH)2… Hoặc là người ta thường chọn màng lọc vật lý hoặc than hoạt tính. Nguyên liệu cấu cấu tạo của tháp gồm có thép CT3, nhựa hoặc inox 304. Đều là chất liệu có khả năng chống ăn mòn, dễ dàng thay thế và lắp đặt.
Hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp ướt
Đối với hệ thống này có nguyên lý hoạt động như sau:
Cho luồng khí chứa bụi tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng. Người ta sẽ sử dụng nước để lọc hạt bụi siêu nhỏ mịn và khoảng 3 micromet. Đối với phần bụi thì nó sẽ được giữ lại và tách ra khỏi dòng khí thải ở dưới dạng bùn đen. Và mang đến hiệu quả xử lý đến 90%.
Phương này ướt này được sử dụng phổ biến trong hệ thống xử lý khí thải lò đốt, lò đúc, khí thải công nghiệp, luyện kim hoặc sơn tĩnh điện… Cấu tạo của thiết bị gồm có: hệ thống lọc bụi, buồng phun, đồ lọc bụi, ống venturi, xyclon ướt và tháp rửa khí.
Hệ thống xử lý khí thải bằng lọc bụi tĩnh điện
Phương pháp này được hiểu là sử dụng với nguồn thải chứa nhiều bụi mịn như: nhà máy nhiệt điện, lò đốt than. Khi cho dòng khí đi qua vùng điện từ trường thì chất khí bị oxy hóa bám trên bề mặt bụi. Điều này khiến cho chúng bị nhiễm điện. Dưới các tác động của từ trường, những hạt bụi tích điện sẽ bị hút về các cực khác nhau. Hạt bụi sẽ bị trung hòa điện và rơi xuống đáy.
Điện từ trường thường có điện áp khá là cao. Nên xử lý bằng lọc bụi tĩnh điện sẽ mang đến hiệu quả cao và lên đến 99,8%. Ưu điểm của phương pháp này chính là: có khả năng lọc sạch khí thải ở nhiệt độ cao mà không cần phải làm nguội.
Phương pháp xử lý bằng tháp rửa khí
Loại phương pháp này được sử dụng khá phổ biến. Để có thể xử lý được khí thải công nghiệp. Lý do phương pháp được sử dụng phổ biến đó là: khả năng xử lý vượt trội, lọc bụi, khử mùi và hấp thụ mùi nhờ vào than hoạt tính.
Tùy thuộc vào tính chất của khí thải mà nó thực hiện được các quy trình xử lý để loại bỏ được các chất độc, bụi hoặc là dung môi.
Tháp rửa khí được làm hoàn toàn từ chất liệu inox 304, có khả năng chống ăn mòn, nhựa composite, nhựa PP, PVC. Và có cấu tạo từ các thành phần như sau:
- Bồn chứa các hóa chất hoặc là dung dịch nước
- Hệ thống bơm tuần hoàn
- Đĩa xoáy lọc bụi
- Hệ thống phun dung dịch
- Tầng chứa chất liệu đệm như than hoạt tính
- Màng lọc
Hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học
Đối với phương pháp này thì chủ yếu dựa vào vi sinh vật để phân hủy khí thải độc hại. Nên các thành phần hữu cơ, vô cơ sẽ bị chuyển hóa thành chất vô hại. Vì vậy, phương pháp này thích hợp cho hệ thống xử lý khí thải công nghiệp. Trong đó, có một số công nghệ xử lý sinh học mà ta phải nhắc đến như sau:
- Công nghệ Biofilter: Công nghệ này áp dụng với chất hữu cơ dễ bay hơi ở nồng độ thấp hoặc là khí thải có mùi hôi. Và chi phí đầu tư khá thấp, linh động và ít dùng hóa chất với hiệu suất cao.
- Công nghệ Bio – Scrubber: Đối với công nghệ này chủ yếu dùng cho thiết bị làm sạch hiệu quả và phụ thuộc vào màng lọc. Vì đây là nơi trao đổi giữa khí thải và chất hấp thụ.
- Công nghệ Bioreactor: Phương pháp này chứa màng lọc polymer và được đánh giá là công nghệ tiến tiến nhất với mức ổn định cao nhất.
Khả năng ứng dụng của hệ thống xử lý khí thải
Hệ thống xử lý khí thải được xem là một phần không thể thiếu trong các nhà máy chế biến xuất. Để có thể loại bỏ được các chất khí thải thải ra bên ngoài môi trường. Và nó còn làm ảnh hưởng đến những môi trường xung quanh. môi trường làm việc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Chính vì vậy chức năng của hệ thống xử lý được ứng dụng trong đa ngành nghề, nhiều lĩnh vực đặc biệt khác nhau, điển hình như:
- Hệ thống xử lý trong nhà máy xi măng, xưởng đá, xưởng gỗ, lò gạch, lò hơi, sơn…
- Ứng dụng trong ngành sản xuất kim loại, phòng thí nghiệm, nhà máy điện tử, nhà máy cao su hoặc là nhà máy hàn…
Ngoài những ngành nghề kể trên thì hệ thống còn được sử dụng trong những ngành nghề khác nhau. Để lắp đặt hệ thống xử lý khí thải phù hợp thì ta cần tính toán thiết kế phù hợp. Hơn hết, phải đạt tiêu chuẩn và đúng công xuất.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin liên quan những phương pháp hệ thống xử lý khí thải tiên tiến nhất. Mong với những chia sẻ trên của vancongnghiephp giúp bạn đọc hiểu rõ hơn từng phương pháp. Từ đó, cũng có thể lựa chọn được cho mình một phương pháp xử lý khí thải phù hợp với hệ thống của mình. Hơn hết, bạn nên lựa chọn một đơn vị thiết kế hệ thống xử lý chất lượng và giá thành phù hợp.
Ngoài ra, để có thể điều tiết dòng nước thải một cách chính xác và dễ dàng. Bạn có thể tham khảo các dòng van công nghiệp như: van bi điện, van bướm điện, đồng hồ đo lưu lượng nước điện tử…