Van cầu điều khiển khí nén là gì?
Giới thiệu về sản phẩm
Van cầu điều khiển khí nén là dòng van sử dụng để điều tiết lưu lượng dòng chất một cách tốt nhất. Van cho phép làm việc với những hệ thống có áp suất, nhiệt độ làm việc cao. Nhờ sự kết hợp giữa các bộ điều khiển khí nén và phần van cầu, ứng dụng chủ yếu cho các lĩnh vực điều chỉnh dòng chảy với mức độ chính xác cao. Mặc dù áp suất đi qua van sẽ bị tụt giảm hơn rất nhiều khi so với dòng van bi, van bướm hay van cổng nhưng van cầu điều khiển khí nén vẫn là một thiết bị được ứng dụng rộng rãi và phổ biến.
Hiện nay trên thị trường cầu điều khiển khí nén được chế tạo từ rất nhiều các loại chất liệu khác nhau có thể bằng gang, thép, inox…đảm bảo vận hành được với mọi môi trường chất như: nước, hơi, hóa chất, khí nén, xăng dầu. Công ty chúng tôi cung cấp đầy đủ các loại van cầu khí nén đa dạng về kích cỡ, mẫu mã, chất liệu giúp khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.
Cấu tạo của van cầu điều khiển khí nén
Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu cấu tạo van cầu (Globe valve)
Một van cầu cơ bản có cấu tạo gồm bảy bộ phận chính: than van, bộ phận điều khiển bên ngoài, trục van, gioăng làm kín, nắp van, đĩa van, ghế van
Cấu tạo thiết bị truyền động khí nén
Bộ điều khiển khí nén van cầu có 5 phần chính:
- Vỏ hộp khí nén
- Phần thân: đây là toàn bộ thân của bộ điều khiển khí nén
- Cơ hoành dạng màng: Toàn bộ phần bên trên lò xo, Khi có khí nén vào thì phần này sẽ trực tiếp đẩy lò xo. Khi có khí nén vào thì phàn nãy sẽ trực tiếp đẩy lò xo chạy xuống.
- Bộ phận lò xo: Khi có khí nén vào cơ hoành sẽ ép lò xo xuống theo chiều dọc
- Trục bộ khí nén: trục bộ khí nén được kết nối voeis trục van cầu.
Thông số kỹ thuật của van cầu điều khiển khí nén
- Kích cỡ van: DN50 – DN1200
- Chất liệu chế tạo : gang, inox, thép
- Thiết kế hai chiều hoặc ba chiều
- Các lớp áp suất EN của PN15, PN25 và PN40 hoặc ANSI 150 và ANSI 300
- Kết nối : dạng mặt bích, ren hoặc hàn
- Tài liệu và chứng chỉ kiểm tra theo tiêu chuẩn quốc tế
- Phạm vi nhiệt độ lưu chất trong khoảng từ -30 đến 400 độ C
- Phạm vi nhiệt độ môi trường trong khoảng từ -30 đến 60 độ C
- Thiết kế tiêu chuẩn thường đóng, khí nén để mở hoặc thường mở, khí nén để đóng
- Tiêu chuẩn kháng nước: IP68
- Hoạt dộng không gặp sự cố do tích hợp khí nén công nghiệp
- Tùy chọn công tác vị trí, van khóa, bộ lọc điều chỉnh.
Ưu nhược điểm và ứng dụng của van
Mỗi thiết bị van điều khiển khí nén đều có những lợi thế và yếu điểm. Chúng ta cần nắm bắt rõ xu hướng để có thể phát huy được những lợi thế đó và hạn chế những khuyết điểm giúp cho quá trình làm việc đtạ hiệu quả cao nhất
Ưu điểm của van
- Van đươc thiết kế đặc biệt với khả năng kiểm soát dòng chảy với độ chính xác cao, từ đó điều khiển được lưu lượng, nhiệt độ, áp suất trong hệ thống một cách hoàn hảo nhất.
- Sử dụng ngồn khí nén luôn có sãn sàng và rất an toàn trong quá trình hoạt động, tránh được nguy cơ chập cháy nổ.
- Thời gian đóng mở van rất nhanh chỉ từ 1-2s thích hợp cho các hoạt động đóng ngắt dòng chảy tức thời và các hoạt động có độ chính xác cao
- Van dễ dàng lắp đătj, điều khiển với độ tin cậy vfa độ chính xác cap
- Đầu khí có khả năng chịu được áp lực làm việc lớn lên tới 60bar
Nhươc điểm của van
- Khi làm việc sẽ có quá trình thải khí dư ra ngoài môi trường có khả năng gây ô nhiễm bầu không khí xung quanh
- Giá thành của vna khá cao so với các dòng lưu chất thông thường
- Cần một áp khí nén vừa đủ để có thể hoạt động và vận hành van
- Trong quá trình làm việc gây tiếng ồn lớn
Ứng dụng của van
Van điều khiển khí nén có ứng dụng phong phú trong nhiều lĩnh vực:
- Van điều khiển khí nén có thể điều khiển lưu lượng dòng khí chính xác ở từng giai đoạn. Vì thế mà nó được dùng trong các nhà máy chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất nước giải khát, sữa , bia hay các công trình cấp thoát nước, xử lý nước thải.
- Van điều khiển bằng khí nén cùng với bộ nhận tín hiệu , bộ cảm biến áp sẽ đảm nhiệm điều khiển khí và áp lực. Bộ phận nhận tín hiệu sẽ nhận tín hiệu áp từ bộ cảm biến. Sau đó truyền đến van và van sẽ làm việc theo đúng mức áp cài đặt. Van này dùng cho các ngành sản xuất hóa chất, xi măng, hóa dầu, gas…
>>>: Xem thêm: Cấu tạo van cầu