Lắp đặt van điện từ nước đúng cách sẽ khiến van điện từ hoạt động hiệu quả và nâng cao tuổi thọ của van. Hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn các bạn lắp đặt một số dòng van điện từ nước thông dụng.
Van điện từ nước là gì?
Van điện từ là dòng van tự động đóng mở bằng điện, giúp ích rất nhiều trong công cuộc hiện đại hóa, tự động hóa tron sản xuất công nghiệp. Chỉ bằng tác dụng của cuộn dây điện từ trong thân van mà khiến thời gian đóng mở van nhanh chóng và hiệu quả.
Van điện từ nước là dòng van điện từ chuyên dùng cho hệ thống nước, nhằm để kiểm soát quá trình đóng mở hoặc phân chia dòng nước theo các hướng. Van phù hợp với môi trường nước sạch, đảm bảo dòng nước đi qua van không có nhiều tạp chất hoặc rác thải. Van điện từ nước hiện nay thông dụng với 2 loại:
- Van điện từ nước thường đóng: Ban đầu van ở trạng thái đóng, khi cấp điện vào van thì van lập tức mở ra
- Van điện từ nước thường mở: Cửa van luôn luôn mở cho dòng nước chảy qua, khi cấp điện thì van lập tức đóng lại.
Dòng van điện từ nước hiện nay thông dụng nhất 2 dòng điện áp điều khiển là 220V AC và 24V DC. Ngoài ra, vẫn nhiều bên sử dụng những dòng điện áp 12V, 110V, 380V do nhiều yếu tố khác nhau.
Cách lắp đặt van điện từ nước.
Hiện nay, van điện từ nước trên thị trường thông dụng với các kích cỡ từ DN8, DN10, DN15, DN20, DN25, DN32, DN40, DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200.
Những kích cỡ van từ DN50 – DN200 phổ biến với kiểu nối lắp bích và còn lại là những van lắp ren. Đó là những dòng van mà chúng tôi đang cung cấp.
Trước tiên, là khâu chuẩn bị:
- Đường ống lắp đặt cần được lau sạch và kiểm tra nguồn nước cấp qua van đã được lọc sạch hay chưa. Tốt nhất nên lắp đặt van y lọc rác ở đường ống dẫn trước van điện.
- Nguồn điện: xác định nguồn điện cấp cho van phải cùng với nguồn điện của cuộn coil điện từ. Rất nhiều trường hợp đã đấu nhầm van 24V vào nguồn 220V dẫn đến cháy nổ.
- Kiểm tra vị trí lắp đặt là trong nhà hay ngoài trời. Nếu ngoài trời cần tạo mái che cho van điện từ.
- Môi trường xung quanh của van cần được thông thoáng, tránh ẩm ướt cũng như nhiệt độ quá cao.
- Test sự hoạt động của van trước khi lắp đặt vào hệ thống.
Và sau đây, chúng ta cùng đi đến chi tiết lắp đặt van điện từ nước từng loại.
Cách lắp van điện từ nước nối ren
Thông thường, van điện từ có kiểu nối ren trong, vì thế, đường ống kết nối phải là dầu ren ngoài, cùng bước ren với van điện từ.
– Trên thân van điện từ sẽ có chiều mũi tên để lắp đặt van trùng hướng với chiều dòng chảy. Nếu lắp ngược, van sẽ không hoạt động được.
– Để đảm bảo mối nối được chắc chắn và độ kín cao hơn, chúng ta nên quấn vào bước ren băng tan hoặc cao su non để đảm bảo điều đó.
– Để đảm bảo van dòng nước đi qua van với áp lực ổn đinh, chúng ta nên có van giảm áp đằng trước van điện từ.
– Đấu nối nguồn điện đúng theo sơ đồ
Cách lắp van điện từ nước nối bích
Kiểu nối mặt bích thuận tiện hơn cho những đường ống lớn, mang đến độ chắc chắn và dễ dàng thi công hơn. Dưới đây là 1 số hướng dẫn lắp đặt:
– Mặt bích đường ống cùng tiêu chuẩn với mặt bích của van. Ví dụ như chúng đều là tiêu chuẩn JIS, BS, ANSI hoặc DIN. Điều này sẽ giúp tâm lỗ của 2 mặt bích trùng nhau mới lắp luồn bulong được.
– Chiều dài bulong và đường bulong phù hợp với tiêu chuẩn mặt bích.
– Nên chèn thêm gioăng cao su ở giữa 2 mặt bích để tăng độ kín cho van
– Đấu nối điện theo đúng sơ đồ.
Hiện nay, công ty Tuấn Hưng Phát đang nhập khẩu nhiều dòng van điện từ nước với độ uy tín cao. Các sản phẩm được phân phối từ Tuấn Hưng Phát sẽ được đảm bảo được chất lượng, rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, bảo hành dài hạn và mức giá luôn tốt nhất thị trường.
Một số dòng van điện từ nước có sẵn tại Tuấn Hưng Phát hiện nay như: UinD, TPC, ODE, Yongchuang, Roud-Star. Đây là những thương hiệu đã được chúng tôi đưa vào thị trường trong nhiều năm qua, được nhiều đối tác và khách hàng tin dùng.
Hãy liên hệ ngay để được tư vấn thêm về kĩ thuật và báo giá van điện từ nước tốt nhất qua:
- Hotline: 0865.972.968
- Email: duc@tuanhungphat.vn